Tại sao người Mỹ học cách vận hành lựu pháo D-30?

Lính pháo binh Mỹ của Lữ đoàn Hỗ trợ An ninh (SFAB) số 3 tại trại Fort Hood (Texas) đang học cách vận hành lựu pháo D-30 do Liên Xô sản xuất.
Sputnik

Hình ảnh các lựu pháo D-30 và quân nhân Mỹ vận hành chúng đã xuất hiện trên mạng xã hội Facebook. Trên các bức ảnh thấy được rõ  những khẩu pháo và đạn dược với ký hiệu bằng tiếng Nga. Tại sao Lầu Năm Góc cần đến các xạ thủ biết cách vận hành khẩu pháo Liên Xô và có kỹ năng sử dụng vũ khí này trong trận chiến? Say đây là bài của Sputnik về nội dung này.

D-30

Lựu pháo của lính biệt kích. Súng cối Nga không tiếng động "Gall" nguy hiểm như thế nào?
Lựu pháo xe kéo D-30 122 mm đã được trang bị cho Quân đội Liên Xô vào đầu những năm 1960. Nó có tầm bắn vào khoảng 15km và được sử dụng để tiêu diệt các lực lượng bộ binh, phá hủy xe bọc thép, công trình kiên cố, dập tắt hỏa lực đối phương.

Bây giờ D-30 không còn được sản xuất, nhưng vẫn rất phổ biến trên thế giới. Trong số các nước sử dụng D-30 có quân đội của tất cả các quốc gia Hiệp ước Warsaw, cũng như Afghanistan, Ai Cập, Libya, Việt Nam, Mông Cổ, Mỹ Latinh. Trung Quốc, Iraq và Nam Tư đã từng sản xuất bản sao của D-30.  Lực lượng Vũ trang Liên bang Nga cũng có các khẩu pháo D-30, nhưng dần dần chúng được thay thế bởi các hệ thống pháo binh hiện đại.

Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov nói rằng, D-30 là một hệ thống pháo rất đáng tin cậy, tính hiệu quả của nó đã được chứng minh trong những cuộc xung đột quân sự khác nhau. Cả hai bên đang chiến đấu ở Syria đều sử dụng pháo D-30. Tất nhiên, người Mỹ nghiên cứu thiết bị quân sự của các nước khác. Hoa Kỳ có bãi thử với hàng trăm loại vũ khí Liên Xô: những tổ hợp mặt đất, hệ thống phòng không, máy bay và trực thăng mà Mỹ nhận được chủ yếu từ các nước Đông Âu. Một mặt, điều đó là rất quan trọng đối với chính Quân đội Hoa Kỳ. Ví dụ, trong quá trình những chiến dịch "đặc nhiệm" không phải lúc nào cũng có vũ khí Mỹ quen thuộc trong tầm tay".

Trên thực tế, không có gì giật gân khi quân đội nghiên cứu, thử nghiệm và chiến đấu có sử dụng vũ khí nước ngoài. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các binh sĩ Hồng quân cũng đã sử dụng vũ khí của Đức (súng máy đa năng hạng nhẹ MG-42 đã được đánh giá cao —ed.). Còn các binh sĩ Wehrmacht đã sử dụng súng máy PPSh-41 của Liên Xô. Trong chiến tranh Việt Nam, lính Mỹ ưa thích không phải là khẩu M-16 của Mỹ, mà là súng trường AK-47, còn các chiến sĩ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã chiến đấu với súng trường M14 hoặc M16 trong tay. Sau chiến tranh, Quân đội Nhân dân Việt Nam thu được khối lượng lớn vũ khí chiến lợi phẩm do Mỹ sản xuất. Vào giữa những năm 1970, một số chiếc máy bay ném bom chiến đấu hạng nhẹ F-5 Tiger đã được đưa đến Liên Xô chính từ Việt Nam. Các phi công Liên Xô đã nghiên cứu và thử nghiệm những chiếc phi cơ của Mỹ, nhân tiện xin nói luôn, họ đã đánh giá cao thiết bị này.

Tuy nhiên, các quân nhân Mỹ đang nghiên cứu lựu pháo Liên Xô với mục đích khác. Vào năm 2017, Lầu Năm Góc bắt đầu tạo ra các lữ đoàn hỗ trợ an ninh (SFAB). Mỹ lên kế hoạch đến cuối năm nay sẽ thành lập 6 lữ đoàn như vậy, mỗi lữ đoàn gồm khoảng 1.000 người. Các trung sĩ và sĩ quan giàu kinh nghiệm sẽ đào tạo và huấn luyện binh lính từ các nước đồng minh Hoa Kỳ trên khắp thế giới. Mỹ đã bắt đầu huấn luyện tân binh nước ngoài kể từ thời chiến tranh ở Triều Tiên và Việt Nam. Nhưng, trước đây để thực hiện nhiệm vụ này Mỹ đã thu hút các đơn vị quân đội chủ lực. Bộ trưởng Lục quân Mỹ Mark Esper cho biết, bây giờ các lữ đoàn mới sẽ cho phép Quân đội Chủ lực của Hoa Kỳ tập trung vào huấn luyện chiến đấu để chống lại các đối thủ mạnh: Nga, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Iran. Tuy nhiên, chuyên gia Alexey Leonkov lưu ý đến một khía cạnh khác:

"Có những loại chiến dịch quân sự mà việc sử dụng các đơn vị  quân đội chủ lực là quá tốn kém. Thông thường, để thực hiện những chiến dịch như vậy, cần có sự chấp thuận của chính phủ. Còn các công ty quân sự tư nhân (PMC) có thể được triển khai ở bất cứ đâu trên thế giới mà không cần báo cáo với cử tri. Ngày nay, trên thế giới có rất nhiều công ty PMC.Với sự giúp đỡ của họ có thể tổ chức hoặc dập tắt cuộc xung đột vũ trang. Nhưng, lính PMC cũng cần phải được đào tạo!"

Afghanistan là nước đầu tiên thử nghiệm chương trình huấn luyện mới của Mỹ. Vào đầu năm 2018, lữ đoàn SFAB đầu tiên đã đến đây. Các cố vấn giúp quân đội Afghanistan lập kế hoạch hoạt động chống lại Taliban, giới thiệu chiến thuật mới, phối hợp các cuộc không kích, dạy lính Afghanistan vận hành thiết bị quân sự. Các cố vấn Mỹ làm việc chủ yếu với những người lính và chỉ huy cấp dưới, theo dõi tìn hình trong nước. Theo ông Sergei Sudakov, giáo sư tại Học viện Khoa học Quân sự, chuyên gia nghiên cứu Mỹ, các lữ đoàn SFAB gồm các chỉ huy giàu kinh nghiệm đang đóng quân ở Hàn Quốc, ở ngoại ô Seoul. Sergei Sudakov cho rằng, trong tương lai những lữ đoàn như vậy có thể xuất hiện ở Đông Nam Á, nơi Mỹ ghi nhận sự hiện diện khá mạnh của Nga và các sản phẩm quân sự của Nga. Bằng cách này Hoa Kỳ sẽ cố gắng phục thù sau thất bại trong Chiến tranh Việt Nam. Và tại Hoa Kỳ, các chuyên gia đang nghiên cứu nghiêm túc cả nước Nga hiện đại và lực lượng vũ trang của Nga.

Lính thủy đánh bộ Mỹ ở Syria

Các học viện quân sự của Mỹ mở khoa nghiên cứu nước Nga — Russian Study. Ở đây nghiên cứu các loại vũ khí của quân đội Nga, những phương pháp chống lại chúng. Điều này cho thấy rằng, Hoa Kỳ nghiêm túc xem xét khả năng xảy ra đụng độ quân sự với Liên bang Nga, theo ông Sergei Sudakov.

Đồng thời, chuyên gia Nga chắc chắn rằng, những bức ảnh chụp quân đội Mỹ với một khẩu pháo của Liên Xô chỉ là một phần của cuộc chiến thông tin. Những gì đang được nghiên cứu trong các phòng thí nghiệm nghiêm túc, ví dụ tại Đại học Công nghệ Massachusetts (chuyên nghiên cứu các loại vũ khí nước ngoài), Mỹ không bao giờ giới thiệu công khai.

Thảo luận