Liệu Triều Tiên có thành một "Việt Nam tiếp theo"?

Khi Triều Tiên có những dấu hiệu và động thái sẵn sàng mở cửa nền kinh tế vốn khép kín và tập trung quyền lực, Việt Nam nhận được nhiều nhận định cho rằng sẽ trở thành mô hình phát triển lý tưởng cho quốc gia này, Vietnambiz và The Leader phân tích bình luận báo chí nước ngoài.
Sputnik

Trên tờ The Diplomat cho biết, Hội nghị thượng đỉnh lịch sử Mỹ — Triều Tiên kết thúc tại Singapore với kết quả là Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ký thỏa thuận, trong đó, Triều Tiên cam kết phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên, còn Mỹ hứa bảo đảm các an ninh cho Triều Tiên.

Việt Nam trở thành tâm điểm địa chính trị

Phát biểu tại cuộc họp báo sau đó, Trump nói rằng Mỹ vẫn duy trì các lệnh trừng phạt kinh tế đang áp dụng với Bình Nhưỡng khi mối đe dọa hạt nhân của nước này vẫn chưa được loại bỏ. Song giới phân tích cho rằng một khi Triều Tiên thực hiện nghiêm túc cam kết phi hạt nhân hóa, Mỹ và cộng đồng quốc tế sẽ cân nhắc nới lỏng hoặc dỡ bỏ hoàn toàn các lệnh trừng phạt, mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho Triều Tiên.

Các giả định về tương lai của Triều Tiên được bàn luận rôm rả kể từ sau khi Kim Jong-un chủ động đề nghị đối thoại cấp cao liên Triều. Theo báo chí Hàn Quốc, tại hội nghị thượng liên Triều ở làng đình chiến Bàn Môn Điếm ở khu vực phi quân sự giữa hai nước vào cuối tháng 4, Kim Jong-un đã nói với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in rằng ông thích hình mẫu Việt Nam hơn Trung Quốc vì Việt Nam vẫn duy trì mối quan hệ tốt với Mỹ.

Kim Jong-un

Có nhiều nét giống Việt Nam vào năm 1986

Cây bút bình luận Shuli Ren của hãng tin Bloomberg cho biết khi so sánh Triều Tiên với Việt Nam, ông thấy rằng có nhiều khả năng Triều Tiên, một nền kinh tế khép kín trong thời gian dài, cuối cùng sẽ mở cửa.

Việt Nam có gì? 5 lợi thế của Hà Nội khi đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều
Theo Ren, Triều Tiên ngày nay rất giống với Việt Nam vào năm 1986 khi nước này thực hiện các cải cách theo chính sách Đổi mới. Ông cho rằng Triều Tiên có thể có xuất phát điểm tốt hơn vì Triều Tiên giàu hơn và công nghiệp hóa hơn so với Việt Nam thời đó.

Năm 2016, GDP của Triều Tiên ước đạt 31 tỉ đô la Mỹ so với mức 21 tỉ đô la Mỹ của Việt Nam vào năm 1986. Nông nghiệp chiếm gần 40% GDP của Việt Nam vào năm 1986 trong khi đó, con số này ở Triều Tiên hiện nay là 20%.

Kể từ khi thực hiện chính sách Đổi mới, Việt Nam đã chứng kiến mức tăng trưởng GDP trung bình 7% mỗi năm, so với mức trung bình chỉ 4% trong thập kỷ trước đó, và hiện nay, Việt Nam đã trở thành một trung tâm sản xuất với quy mô nền kinh tế gấp sáu lần Triều Tiên.

Năm 2017, GDP Việt Nam tăng trưởng 6,8%, mức cao nhất trong một thập kỷ, một phần là nhờ các nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các tập đoàn Hàn Quốc như Samsung.

Trái lại, nền kinh tế Triều Tiên chỉ tăng trưởng ở mức trung bình dưới 1% mỗi năm trong suốt thấp kỷ qua, theo số liệu của Ngân hàng trung ương Hàn Quốc.

Song với mức chi phí nhân công còn rẻ, chỉ tương đương một phần nhỏ chi phí nhân công ở Hàn Quốc, Triều Tiên có thể trông đợi làn sóng đầu tư mạnh mẽ từ nước láng giềng.

“Kim Jong-un có thể đi theo con đường Việt Nam”
Ngân hàng Morgan Stanley cho biết đầu tư nước ngoài đóng góp 26% GDP của Việt Nam nhưng ở Triều Tiên, đầu tư nước ngoài gần như là con số 0. Nếu Triều Tiên có thể thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài để có thể đóng góp 20% GDP, nền kinh tế nước này sẽ đạt mức tăng trưởng 5% mỗi năm.

Tuy nhiên, Việt Nam có nhân khẩu học thuận lợi hơn Triều Tiên với khoảng 70% dân số đang ở độ tuổi lao động so với mức 44% ở Triều Tiên. Dân số ở độ tuổi lao động của Triều Tiên sẽ đạt đỉnh vào năm 2020 so với năm 2040 đối với Việt Nam.

Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ thận trọng

Tuy nhiên, không phải tất cả nhà phân tích đều lạc quan về triển vọng kinh tế Triều Tiên.

"Trong khi tài nguyên thiên nhiên dồi dào, vị trị địa lý thuận lợi, chi phí lao động thấp tạo ra nhiều tiềm năng phát triển cho nền kinh tế Triều Tiên, các hy vọng của Kim Jong-un về việc đạt các thành tựu kinh tế như Việt Nam là mong manh", hai nhà kinh tế Gareth Leather và Krystal Tan ở công ty tư vấn Capital Economics (Anh) nhận định trong một báo cáo công bố ngày 11-6.

Báo cáo của Capital Economics ghi nhận các thuận lợi của Triều Tiên bao gồm nắm giữ trữ lượng khoáng sản khổng lồ chưa khai thác gồm đồng, quặng sắt, kẽm, đất hiếm cũng như có chung đường biên giới với hai nền kinh tế lớn nhất châu Á Trung Quốc và Nhật Bản.

Nhà báo Mỹ lý giải vì sao Triều Tiên muốn học hỏi Việt Nam về phát triển kinh tế
Một viện nghiên cứu của Hàn Quốc ước tính trữ lượng khoáng sản của Triều Tiên có giá trị lên đến 10.000 tỉ đô la Mỹ.

Song theo Gareth Leather và Krystal Tan, bất kỳ động thái mở cửa kinh tế nào của Triều Tiên có thể diễn ra rất chậm và bất kỳ quyết định dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế nào đối với Bình Nhưỡng cũng sẽ được đưa ra dần dần phù hợp với tốc độ giải giáp vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

Ngoài ra, các nhà kinh tế này cũng cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ rất thận trọng đón nhận bất kỳ động thái mở cửa kinh tế nào của Triều Tiên sau khi họ chứng kiến những gì đã xảy ra với các nhà đầu tư nước ngoài ở Triều Tiên.

Nhiều công ty Hàn Quốc đầu tư vào khu nghỉ dưỡng núi Kumgang (Kim Cương) và khu công nghiệp Kaesong ở Triều Tiên đã phải khốn đốn khi tài sản của họ bị phong tỏa do quan hệ liên Triều đột ngột chuyển biến xấu. Ngay cả các nhà đầu tư nước đồng minh Trung Quốc cũng chịu thiệt hại vì những quyết định bất ngờ của Bình Nhưỡng.

Lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in ký thỏa thuận chung, Bình Nhưỡng

Năm 2007, công ty khai khoáng Xiyang (Trung Quốc) ký một thỏa thuận lập công ty liên doanh để xây dựng mỏ khai thác 500.000 tấn quặng sắt mỗi năm ở Triều Tiên. Công ty này đã triển khai 100 công nhân kỹ thuật đến Triều Tiên để xây dựng nhà máy. Năm năm sau đó, Triều Tiên chấm dứt thỏa thuận này, hủy bỏ công ty liên doanh và cắt điện, nước đến nhà máy mà không hề bồi thường một đồng nào.

Đây là lý do khiến ông Trump quyết định gặp lãnh đạo Kim Jong-un ở Hà Nội
Gareth Leather và Krystal Tan nhận định những động thái như vậy của Bình Nhưỡng chắc chắn không tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

Biên tập viên Oliver Hotham của trang tin NK News cho rằng các vấn đề kiểm soát thông tin và chính trị ở Triều Tiên cũng tạo ra những rào cản lớn cho bất kỳ triển vọng phát triển phồn thịnh nhanh chóng nào của Triều Tiên.

"Cải cách và mở cửa có thể gây tổn hại lớn cho sự ổn định chính trị. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ cực kỳ nghi ngờ Bình Nhưỡng, trong khi đó, lập trường tự đề cao mình với thế giới sẽ khiến nước này khó tạo ra niềm tin và các kế hoạch đầu tư cùng có lợi. Vậy nên, hình thức hợp tác dưới sự hậu thuẫn của chính phủ Hàn Quốc có thể đóng góp lớn cho bất kỳ cơn bùng nổ đầu tư nào trong tương lai ở Triều Tiên", Hotham nói.

Còn The Leader dẫn nhận định của cựu phóng viên Financial Times, nhà báo kiêm cố vấn tại Washington John Burton đăng tải trên The Korea Times cho rằng, khả năng Triều Tiên có thể đi theo mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam sau khi Hà Nội được chọn là nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh Mỹ — Triều đang ngày càng cao hơn.

"Một trong những điều đồng thuận hiếm hoi về Triều Tiên hiện nay chính là việc quốc gia này có vẻ như thật sự nghiêm túc với ý định hiện đại hóa nền kinh tế và việc gặp mặt tại Việt Nam giữa hai nhà lãnh đạo càng củng cố ý tưởng này", ông nhấn mạnh.

Có thể thấy rõ những nỗ lực vươn ra ngoài của Triều Tiên thông qua ngoại giao khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un năm ngoái đã tới thăm Trung Quốc tới 4 lần, gặp mặt mang tính lịch sử với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm đổi mới quan hệ cũng như tìm kiếm cơ hội gia nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.

Việt Nam lợi gì khi tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều?
Theo The Korea Times, ông Kim được cho là để tâm lớn tới các mô hình của Trung Quốc, Việt Nam hay Singapore nhằm rút ra các bài học liên quan đến thúc đẩy kinh tế trong bối cảnh duy trì kiểm soát chính trị.

Tần suất liên tục của các cuộc gặp giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên với Trung Quốc khiến không ít người cho rằng Bắc Kinh sẽ trở thành hình mẫu phát triển cho Bình Nhưỡng với mục tiêu tăng trưởng kinh tế thông qua thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu nhưng giữ vững sự ổn định chính trị trong nước.

Năm ngoái, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã có chuyến thăm Việt Nam ngay sau khi tới Triều Tiên và khi đó, ông nhận định rằng quá trình cải cách "Đổi mới" của Việt Nam có thể xem là hình mẫu thịnh vượng cho Triều Tiên.

Mặc dù Trung Quốc đã vượt xa Việt Nam về tăng trưởng cũng như GDP đầu người, nhiều điểm quan trọng giúp quốc gia Đông Nam Á nhận được nhiều ý kiến đồng thuận cho rằng là mô hình thích hợp hơn đối với Triều Tiên.

Theo ý kiến các nhà phân tích dẫn bởi CNBC, khả năng duy trì sự kiểm soát, đưa bất đồng chính kiến xuống mức thấp cùng hệ thống ổn định từ trên xuống sau khi hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu của Việt Nam là triển vọng hấp dẫn đối với Bình Nhưỡng.

Tờ Asian Nikkei hồi giữa tháng 6 năm ngoái dẫn lời nhà phân tích cao cấp cho rằng việc phát triển hiệp định thương mại tự do theo hướng riêng cũng là sức hút của quốc gia Đông Nam Á.

Những người dân thành phố đứng ở bến đợi xe buýt tại Bình Nhưỡng

Theo bạn Hội nghị Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai ở Hà Nội có tạo được đột phá trong quan hệ Mỹ-Triều?Hôm 9/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố trên trang twitter cá nhân: cuộc họp thượng đỉnh lần 2 giữa ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam vào ngày 27 và 28/2. CóKhôngKhông quan tâm chủ đề này
Việt Nam hiện đã ký kết 12 hiệp định trong khi Trung Quốc sở hữu 17 hiệp định dù gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trước 6 năm. Việt Nam cũng được đánh giá không ngần ngại đàm phán với các quốc gia khác cùng cam kết mở cửa thị trường và cạnh tranh công bằng. Trong khi đó, Trung Quốc lại cho thấy một thị trường khó mở hơn với nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nội.

Không chỉ vậy, giữa Việt Nam và Triều Tiên còn có nhiều điểm tương đồng, tạo ra sự dễ dàng hơn trong việc theo đuổi mô hình giống nhau.

Cả hai quốc gia đều sở hữu lực lượng lao động cần cù, được đào tạo tốt dù dân số Việt Nam hơn Triều Tiên gần 4 lần. The Korea Times nhận định rằng Việt Nam và Triều Tiên đều có tinh thần dân tộc mạnh mẽ — yếu tố quan trọng giúp duy trì độc lập địa chính trị.

Triều Tiên hiện nay cũng cho thấy hình ảnh Việt Nam những năm 1980 khi cả hai quốc gia đều được lãnh đạo bởi một đảng và đều từng chịu lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Việt Nam từng bị từ chối tiếp cận hỗ trợ tài chính quốc tế trong gần một thập kỷ còn Bình Nhưỡng cũng trong tình trạng tương tự do chương trình vũ khí hạt nhân bí mật.

Mong muốn cải cách nền kinh tế được CNBC nhận định có lẽ là sự tương đồng lớn nhất thông qua việc Việt Nam đã tiến hành đổi mới cách đây hàng thập kỷ và những nỗ lực tiếp cận thế giới của ông Kim thời gian gần đây. 

Thảo luận