Đối đầu thương mại Mỹ-Trung: Liệu hai bên có thể đạt thỏa thuận trước ngày 1-3

Cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Bắc Kinh không mang lại kết quả rõ ràng, bất chấp những kỳ vọng từ các nhà đầu tư. Hai bên đã lên kế hoạch soạn thảo một bản ghi nhớ để giới thiệu với lãnh đạo hai nước và tiếp tục đàm phán. Nhưng, vẫn chưa có văn bản nào được giới thiệu công khai.
Sputnik

Tuần tới, các nhà đàm phán cấp bộ trưởng sẽ gặp lại nhau trên lãnh thổ Mỹ.

Cuộc chiến thương mại của Mỹ: hiệu ứng Boomerang
Các nhà đầu tư đã gửi gắm nhiều kỳ vọng vào cuộc đàm phán lần này, điều đó dẫn đến việc chỉ số Dow Jones và S & P500 tăng gần 1%. Sự hình thành kỳ vọng đã dựa trên các tweet lạc quan của Tổng thống Mỹ, người nhắc đi nhắc lại về những tiến bộ đã đạt được trong quá trình giải quyết nhiều vấn đề, và thậm chí nói về khả năng kéo dài thêm hai tháng mốc thời gian cuối cùng để hoàn thành đàm phán. Tuy nhiên, chỉ trong trường hợp nếu mở ra triển vọng ký kết một thỏa thuận toàn diện.

Nói thật, đến nay hai bên vẫn chưa đạt được sự đồng thuận về các vấn đề nan giải nhất. Trung Quốc đề xuất tăng mạnh việc mua hàng hóa của Mỹ: hàng nông sản, nguyên liệu thô và các sản phẩm công nghệ cao, bao gồm chip và vi mạch. Bắc Kinh hứa trong vòng 6 năm sẽ cân bằng cán cân thương mại với Hoa Kỳ. Ngoài ra, Trung Quốc hứa sẽ tiếp tục thực hiện cuộc cải cách để mở rộng cửa các thị trường nội địa trong lĩnh vực sản xuất và tài chính. Trung Quốc cũng đảm bảo với phía Mỹ rằng họ sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ tài sản trí tuệ của Mỹ.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ khẳng định rằng, Trung Quốc nên từ bỏ chính sách trợ cấp các công ty nhà nước để cân bằng cơ hội với các đối thủ nước ngoài trên thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, Hoa Kỳ cho rằng, Trung Quốc cần phải chấm dứt thực trạng ép buộc chuyển giao công nghệ để cho các công ty nước ngoài có thể tiếp cận được thị trường Trung Quốc. Mỹ cho rằng, Trung Quốc nên xóa bỏ mọi rào cản phi thuế quan, cũng như ngừng thao túng tỷ giá hối đoái của đồng nhân dân tệ. Ngoài ra, Hoa Kỳ đề xuất xây dựng cơ chế kiểm soát. Trong trường hợp Trung Quốc không tuân thủ bất kỳ thỏa thuận nào, cơ chế này sẽ tự động hoàn lại tiền thuế bảo vệ.

Diễn biến của cuộc chiến thương mại vẫn trong tầm kiểm soát của Trung Quốc và Mỹ
Báo chí Mỹ trích dẫn lời nhà đàm phán lưu ý rằng, Trung Quốc không đồng ý với các yêu cầu này. Trước hết, Trung Quốc tuyên bố rằng, chính sách công nghiệp là vấn đề nội bộ mà các quốc gia khác không thể can thiệp. Phía Trung Quốc đưa ra lập luận tương tự chống lại đề xuất xây dựng cơ chế kiểm soát được: cơ chế này sẽ hạn chế nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc. Do đó, bản tuyên bố chính thức của Nhà Trắng được đăng sau cuộc đàm phán đã nhận định rằng, vẫn còn nhiều việc phải làm.

Rõ ràng, hai bên không thể đạt được sự đồng thuận trước ngày 1 tháng 3 và cuộc đàm phán sẽ tiếp tục. Ngoài ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, cần phải có cuộc gặp mặt trực tiếp giữa hai nhà lãnh đạo trước khi ký kết thỏa thuận cuối cùng. Và họ sẽ không thể gặp nhau trước ngày 1 tháng 3. Theo South China Morning Post, cuộc gặp như vậy có thể diễn ra hoặc tại khu biệt thự nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của Trump vào giữa tháng 3, mà điều đó mang tính biểu tượng — cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên của ông Trump và ông Tập đã diễn ra ở đó. Hoặc tại hòn đảo Hải Nam (Trung Quốc) nhân dịp Diễn đàn châu Á Bác Ngao diễn ra từ ngày 26-29/3. Như vậy, trong trường hợp tốt nhất, tại cuộc đàm phán lần này hai bên chỉ có thể ghi nhận sự đồng thuận về một số điểm theo thỏa thuận tạm thời, ví dụ, ký kết một bản ghi nhớ, — chuyên gia Mei Xinyu, nhà nghiên cứu tại viện chính sách liên kết với Bộ Thương mại Trung Quốc, nói với Sputnik.

Tôi nghĩ rằng, khả năng đạt được thỏa thuận tạm thời giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trước ngày 1 tháng 3 là khoảng 50%. Chủ yếu là vì Trump cần đến những tiến bộ chính trị ngay bây giờ. Về mặt này chúng ta phải hiểu rằng, người Mỹ thích sử dụng chiến thuật "đi dạo trên bờ vực thẳm" trong các cuộc đàm phán. Nhưng, ngay cả nếu hai bên đạt được một thỏa thuận tạm thời, quá trình phê chuẩn văn kiện này tại Quốc hội Mỹ sẽ rất khó khăn, khó có thể dự báo chính xác Quốc hội sẽ đưa ra những thay đổi nào.

Mâu thuẫn thương mại Trung-Mỹ khiến cho giá bán iPhone tăng cao?
Theo chuyên gia Mei Xinyu, nhiều yêu cầu của Mỹ rất khó thực hiện về mặt kỹ thuật. Ngay cả việc khắc phục mất cân bằng thương mại đòi hỏi phải tái cấu trúc chuỗi cung ứng. Ví dụ, để Trung Quốc tăng cường mua các sản phẩm công nghệ cao của Mỹ, trước hết nên di chuyển các cơ sở sản xuất sang Mỹ, chuyên gia nhấn mạnh.

Khi chúng ta nói về khả năng Trung Quốc tăng cường mua hàng hóa của Mỹ, cần phải chú ý đến một số yếu tố. Trước hết, nếu Trung Quốc có ý định tăng mua sản phẩm công nghệ cao, thì Bắc Kinh muốn hiểu rõ liệu Mỹ có ý định xóa bỏ lệnh cấm vận đối với Trung Quốc không? Thứ hai, nếu Hoa Kỳ muốn xuất khẩu chất bán dẫn sang Trung Quốc, thì cần phải hiểu rằng, rất nhiều sản phẩm này được sản xuất ở châu Á chứ không phải ở Hoa Kỳ. Cần phải di chuyển các cơ sở sản xuất trở lại Hoa Kỳ, mà điều này không dễ dàng. Thặng dư thương mại với Hoa Kỳ có thể giảm trong năm 2019, bởi vì trong nửa cuối năm nay, trong nền kinh tế Hoa Kỳ có thể xuất hiện những vấn đề. Do đó, Mỹ sẽ giảm nhập khẩu. Và điều này sẽ ảnh hưởng đến cán cân thanh toán giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ".

Các chuyên gia Mỹ đang hoài nghi về triển vọng đàm phán thương mại. Chuyên gia về Trung Quốc Bill Bishop cho rằng, việc kéo dài thêm hai tháng mốc thời gian cuối cùng để hoàn thành đàm phán không giúp giải quyết mâu thuẫn cơ bản. Theo ông, hầu hết các yêu cầu của Hoa Kỳ đã được đưa ra 9 tháng trước, thậm chí nhiều năm trước. Và trong thời gian này Bắc Kinh vẫn không thể đáp ứng các yêu cầu đó. Vì thế, chúng tôi nên nhìn thẳng vào sự thật, và không ấp ủ ước mơ có thể giải quyết các vấn đề trong vòng 60 ngày.

Các chuyên gia phương Tây cho rằng, việc kéo dài quá trình đàm phán phục vụ lợi ích của Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ có thêm thời gian để củng cố vị thế của mình trong cuộc gặp mặt trực tiếp giữa hai nhà lãnh đạo. Ngoài ra, trước thềm chiến dịch bầu cử của Trump, đây là một công cụ để gây áp lực lên ông, để hai bên ký kết một thỏa thuận trên các điều khoản có lợi cho Bắc Kinh.

Thảo luận