Báo Hàn: TP Hồ Chí Minh có thể là tương lai của Bình Nhưỡng

Theo Trí Thức Trẻ, báo Hàn Quốc dẫn phân tích cho biết, lựa chọn nền kinh tế thị trường và thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ là chìa khóa cho mô hình kinh tế của Việt Nam hiện nay.
Sputnik

"Khi tôi nói với những người bạn Hàn Quốc của mình rằng, 'tôi đang sống ở Việt Nam', thì họ sẽ hiểu rằng, tôi đang vất vả ở một vùng đất hẻo lánh. Nhưng hãy thử đến Việt Nam một lần đi. Ai sẽ nói đây là vùng đất lạc hậu chứ?", tờ Sisain (Hàn Quốc) dẫn lời hướng dẫn viên du lịch Choi Doek Yong- đang sống ở TP Hồ Chí Minh.

"Đó là đài quan sát trên tầng 49 của tòa tháp tài chính Bitexco và những tòa nhà chọc trở ở khắp bốn phía đông tây nam bắc", Choi chỉ tay qua cửa sổ mô tả, giống như bất kỳ thành phố lớn nào, các khách sạn và những tòa nhà cao cấp, những công ty nước ngoài đã được xây kín tầm mắt.

Việt Nam trở thành tâm điểm địa chính trị
TP Hồ Chí Minh có thể là tương lai của Bình Nhưỡng và Triều Tiên đang quan tâm đến mô hình cải cách kinh tế của Việt Nam, báo Hàn nhận định.

Trước đó, trong cuộc trò chuyện riêng với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều ngày 27/4/2018, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un từng bày tỏ, mô hình cải cách kinh tế của Việt Nam là tấm gương cho Bình Nhưỡng.

TP Hồ Chí Minh có thể là tương lai của Bình Nhưỡng

Theo Sisain, vào năm 2007, Chủ tịch Triều Tiên bấy giờ là ông Kim Jong-il cũng đã nói rằng, sẽ học theo mô hình kinh tế của Việt Nam và đã yêu cầu Thủ tướng Kim yong-il tổ chức "nghiên cứu thực địa" về chính sách đổi mới này.

Tờ này nhận xét, Việt Nam giống với Triều Tiên: Cùng đối mặt với khó khăn kinh tế trước cải cách và mở cửa, trải qua chiến tranh với Mỹ. Việc đánh giá về thể chế chính trị, quan hệ với Mỹ và sự phát triển kinh tế của Việt Nam sẽ giúp nhiều cho dự định sắp tới của Triều tiên.

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn

Năm 1975, cuộc chiến tranh với Mỹ kết thúc. Các vấn đề đối ngoại được thúc đẩy mạnh mẽ nhưng cơ chế bao cấp sau thống nhất khiến nền kinh tế Việt Nam khi đó bị đình trệ, lạm phát kéo dài. Đặc biệt, siêu lạm phát xuất hiện, lên tới hơn 700% năm 1986 khiến kinh tế Việt Nam càng trở nên khó khăn.

“Kim Jong-un có thể đi theo con đường Việt Nam”
Tuy nhiên, Đại hội Đảng lần thứ VI (15-18/12/1986) đã đưa ra chính sách đổi mới tích cực và sau đó là nhiều lần sửa đổi, bổ sung chính sách để phù hợp với nền kinh tế thị trường. TP Hồ Chí Minh hơn 30 năm sau đổi mới là kết quả rõ ràng nhất cho quyết sách của Việt Nam, báo Hàn Quốc khẳng định.

"Giới trẻ lái xe máy khắp các con phố, nhiều người lướt những chiếc điện thoại thông minh. Ở các tuyến đường chính có thể nhìn thấy những công trình xây dựng lớn. Các tòa nhà cao tầng đang được hoàn thành khi nhìn qua các bức tường rào. Hầu hết các đơn vị thi công đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore. Tại các quán cà phê, sinh viên đang ngồi gõ những chiếc máy tính xách tay đắt tiền. Ở phía đông thành phố, một khu công nghiệp quy mô lớn được dựng lên. Đó là khu công nghệ cao TP Hồ Chí Minh với sự hiện diện của các doanh nghiệp Samsung Electronics, Intel, Microsoft và một số doanh nghiệp công nghệ cao khác. TP Hồ Chí Minh đã thu hút các tập đoàn đa quốc gia bằng các chính sách ưu đãi về thuế", Sisain viết.

Tờ này nhấn mạnh, nền kinh tế Việt Nam đã tăng tốc nhanh chóng ngay sau khi thực hiện chính sách đổi mới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức 6-7% và tỉ lệ thất nghiệp chỉ dao động ở mức 2%. Giá của những món đồ nhập xa xỉ thì đắt nhưng giá các nhu yếu phẩm hàng ngày như thực phẩm chỉ bằng 1/4 của Hàn Quốc. Đó là điểm mạnh của một nền kinh tế trẻ hóa.

Nữ sinh viên Bắc Triều Tiên

Liệu Triều Tiên có thành một "Việt Nam tiếp theo"?
Ở Hàn Quốc số người dưới 35 tuổi không thể đạt đến 40% nhưng ở Việt Nam thì ngược lại, nó lên tới khoảng 60%.

Báo Hàn Quốc cho biết, theo giới phân tích, việc cải thiện quan hệ với Mỹ là nguyên nhân trực tiếp trong sự phục hồi về kinh tế của Việt Nam. Mỹ hiện nay tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong nửa đầu năm 2018, kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ đạt 17,4 tỷ USD.

Sài Gòn

Một giáo sư Đại học Việt Nam tiết lộ, Việt Nam đã tiến thêm một bước trong việc phát triển mối quan hệ với Mỹ và chính sách đổi mới, tạo thêm động lực cho các thế hệ sau:

"Đổi mới mà không có Mỹ là nửa vời. Nền kinh tế của Việt Nam bắt đầu phát triển từ 20 năm trước". 20 năm trước, có nghĩa vào năm 1995, khi chúng tôi bắt đầu chính sách ngoại giao với Mỹ. Trước đó, Việt Nam đã mất 9 năm — do chính sách phong tỏa kinh tế của Mỹ — kể từ khi với năm 1986 khi phát triển theo định hướng kinh tế thị trường".

Triều Tiên hiện giống Việt Nam những năm 80 khi đang chịu các lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ, tờ Sisain liên tưởng và dẫn phân tích khẳng định, lựa chọn nền kinh tế thị trường và thiết lập quan hệ ngoại giao với Mỹ là chìa khóa cho mô hình kinh tế của Việt Nam hiện nay.

Thảo luận