Đàm phán Mỹ-Triều tại Hà Nội, nhìn từ góc độ truyền thông

Chiều 23-2-2019, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, một số quan chức cao cấp của chính phủ Việt Nam và chính quyền Hà Nội khánh thành Trung tâm báo chí quốc tế phục vụ cho cuộc Đàm phán thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội.
Sputnik

Thực ra thì trước ngày 12-6-2018, Singapore cũng đã làm điều này và làm tốt không kém. Nhưng tại sao cả phía Mỹ và Triều Tiên đã không nhất trí tiếp tục chọn Singapore để tiếp tục hội đàm mặc dù họ có đầy đủ tiềm lực vật chất, kỹ thuật, an ninh để bảo đảm cho sự kiện này?

"Vấn đề có thể hiểu được, nếu nghiên cứu một chút về lịch sử ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ. Chúng ta cùng nhớ lại Hiệp định Paris. Thời đó, các địa điểm họp được hai bên trao đổi và cũng thay đổi nhiều lần. Các địa điểm Moskva, Bắc Kinh đương nhiên bị phía Mỹ từ chối. Các địa điểm Ottawa (Canada), London cũng bị Việt nam Dân chủ Cộng hòa từ chối. Waszawa cũng bị từ chối, tương tự như Roma. Cuối cùng, hai bên chấp nhận Paris làm địa điểm đàm phán. Đối với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì có ba ý nghĩa rất quan trọng khi quyết định chọn Paris làm địa điểm đàm phán với Mỹ.

Việt Nam tạo mọi điều kiện để Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra thành công

Thứ nhất, đây là "Kinh đô ánh sáng" của Châu Âu, nơi sản sinh ra khẩu hiệu "Tự do, bình đẳng, bác ái". Hai là, Paris là thủ đô của một nước đã từng chiếm Việt Nam làm thuộc địa, đã chịu rời khỏi Việt Nam trong khi chưa giải quyết xong tất cả những vấn đề còn lại của Hiệp định đình chiến Genève mà Pháp đã ký với Việt Nam, có tuyên bố chung của quốc tế xác nhận tính chất pháp lý quốc tế của Hiệp định ấy, nhưng sau này lại bị chính Mỹ-ngụy vi phạm. Ba là,Paris khi đó còn là trung tâm báo chí quốc tế, nơi các bên có thể phát ngôn những quan điểm của mình mà không gặp bất cứ sự can thiệp nào của chính quyền Pháp, hay bất cứ sự khống chế nào của các tổ chức mafia, khủng bố hay tội phạm quốc tế khác. Xét kỹ Hà Nội tháng 2-2019, chúng ta thấy Hà Nội đạt được tiêu chí quan trọng nhất là truyền thông", — Chuyên gia về các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế, đại tá Nguyễn Minh Tâm phát biểu quan điểm của mình với Sputnik.

Hà Nội chuẩn bị thượng đỉnh Mỹ - Triều

Vấn đề quan trọng nhất trong các hoạt động ngoại giao không chỉ là những gì mà hai bên thỏa thuận được với nhau, mà quan trọng hơn còn là sự thể hiện quan điểm của mỗi bên, và quan trọng hơn nữa là những vấn đề mà hai bên còn có sự thiếu thống nhất, do đó, phải gác lại, chưa giải quyết. Nhìn lại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều tháng 6-2018 ở Singapore, chúng ta có thể thấy rất nhiều vấn đề mà hai bên mới chỉ  "nhắc nhở nhau để ý đến", chứ không thể đưa ra biện pháp giải quyết.

"Nhưng điều đáng phê phán hơn là truyền thông Mỹ và phương Tây chiếm ưu thế ở Singapore đã cố tình lờ đi những tuyên bố về quan điểm riêng của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un và chỉ nhăm nhăm đưa tin về quan điểm của Donald Trump. Điều này khác với ở hội nghị Paris về Việt Nam (1968-1973), khi truyền thông quốc tế ở Paris có thể phát đi các bản tuyên bố về lập trường 12 điểm, 10 điểm, 8 điểm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam một cách tương xứng với những tuyên bố của phía Mỹ cũng cùng về việc chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.

Việt Nam trở thành tâm điểm địa chính trị

Tuy nhiên, ở cuộc gặp Mỹ-Triều lần thứ nhất tại Singapore tháng 6-2018 thì không như vậy. Thế giới chỉ được nghe, biết những gì mà người Mỹ cho biết, chỉ nghe và biết về điều kiện tiên quyết của người Mỹ là Triều Tiên phải hủy bỏ toàn diện chương trình phát triển tên lửa tầm trung, tầm xa và chương trình vũ khí hạt nhân. Bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây hoàn toàn lờ đi, nói đúng hơn là giấu đi những tuyên bố của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên về những điều kiện mà phía Mỹ phải đáp ứng ngoài việc nhấn mạnh vào việc xóa bỏ cấm vận đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, một vấn đề quá quen thuộc mà cả thế giới này đã nghe, đã biết suốt 65 năm qua. Đây chính là điểm chốt để chúng ta có thể định tính kết quả của cuộc gặp Mỹ-triều lần thứ hai tại Hà Nội trong tuần tới",- ông Nguyễn Minh Tâm bình luận.

Vấn đề quan hệ Triều Tiên — Hoa Kỳ không thể giải quyết một sớm một chiều. Đó là điều mà hầu hết các nhà phân tích chính trị trên thế giới đều lượng định được, nhưng không phải ai cũng đưa ra những thông tin thuyết phục về nguyên nhân của nó. Lý do là ở chỗ,chính bộ máy truyền thông của Mỹ và phương Tây đã không bao giờ đưa tin một cách khách quan về lập trường của hai bên cũng như khi bình luận về quan điểm của mỗi bên.

"Mong muốn lớn nhất của người dân Triều Tiên ở các hai miền Bắc và Nam là thống nhất đất nước, hòa hợp dân tộc, thu non sông về một mối. Nhưng đâu là yếu tố lớn nhất cản trở mong muốn ấy? Đây mới là điều cốt yếu của cuộc đàm phán và cũng chính là điều mà truyền thông Mỹ và phương Tây cố gắng che giấu", — ông Nguyễn Minh Tâm tiếp tục bình luận.

Cờ Mỹ, cờ Triều Tiên và cờ Việt Nam

Sputnik: Theo ông thì có kỳ vọng ở sự đột phá trong đàm phán Mỹ-Triều tháng 2-2019 tại Hà Nội? Và vì sao?

Nguyễn Minh Tâm:

Theo tôi thì không.

Phía Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên ưu tiên ba vấn đề trong đàm phán: Một là Mỹ phải chấm dứt bao vây, cấm vận đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên. Hai là ký kết một hiệp định chấm dứt chiến tranh (thay thế cho Hiệp định Bàn Môn Điếm năm 1953) nhằm bảo đảm để Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên không bị tái xâm lược dưới bất kỳ hình thức nào (do năm 1950, Mỹ đã lợi dụng lá cờ Liên Hợp Quốc để xâm lược Triều Tiên). Ba là chấm dứt sự hiện diện của lực lượng quân sự Mỹ ở Hàn Quốc (Nam Triều Tiên) để "vấn đề thống nhất Triều Tiên do người Triều Tiên tự giải quyết". Trong các điểm này, điểm thứ ba là điểm mà bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây cố gắng lờ đi và che giấu. Còn điểm thứ hai trong lập trường của Triều Tiên về một Hiệp định chấm dứt chiến tranh thì bộ máy truyền thông Mỹ và phương Tây cố gắng "bóp nhỏ" nó lại",- đại tá Nguyễn Minh Tâm, chuyên gia về các vấn đề chính trị và quân sự quốc tế đưa ra bình luận với Sputnik.

"Why Vietnam?": Cựu Thứ trưởng Ngoại giao bình luận về thượng đỉnh Mỹ-Triều

Còn phía Mỹ luôn chỉ khăng khăng một điều rằng, Triều Tiên phải đưa ra những bằng chứng để chứng tỏ rằng Triều Tiên hoàn toàn từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân và minh chứng rằng mình đã hoàn toàn phá bỏ các cơ sở nghiên cứu, sản xuất vũ khí hạt nhân. Phía Mỹ hoàn toàn không quan tâm đến việc nghiên cứu năng lượng hạt nhân nhằm mục đích hòa bình ở Triều Tiên mà nhăm nhăm thuyết phục Triều Tiên ký lại hiệp ước quốc tế này. Phía Mỹ cũng hoàn toàn lờ đi sự hiện diện của căn cứ quân sự Mỹ ở Nam Triều Tiên tại cái gọi là "Trại Grove" với trên 20.000 quân tương đương 5 lữ đoàn. Còn về khía cạnh kinh tế (thực ra thì chẳng quan trọng lắm), Tổng thống Mỹ mới chỉ có hành động gọi là "hé lộ việc nới lỏng cấm vận" nếu như Triều Tiên đáp ứng các điều kiện của Mỹ.

Chính vì những lập trường còn có những khoảng cách rất xa nhau như vậy nên  khó có thể hy vọng một sự đột phá trong đàm phán Mỹ-Triều tháng 2-2019 tại Hà Nội. Cùng lắm, hai bên chỉ có thể chi tiết hóa một số vấn đề về nguyên tắc đã được thỏa thuận tại Singapore hồi tháng 6-2018 mà thôi.

Khi đồng ý chọn Hà Nội làm địa điểm cho cuộc gặp gỡ thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ 2, các nhà lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên chắc hẳn mong muốn thông qua hệ thống truyền thông khách quan hơn ở Việt Nam có thể truyền tải đến khắp thế giới thông điệp quan trọng của họ. Và sẽ là rất tiếc nếu như hệ thống truyền thông của Việt Nam không làm được điều đó như người Pháp đã làm đối với Việt Nam tại Paris từ 1968 đến 1973.

Thảo luận