Nguy cơ “bom nợ” toàn cầu: Trung Quốc có thể gây ra một cuộc khủng hoảng mới

Một trong những nguyên nhân có thể dẫn đến suy thoái mới là núi nợ khổng lồ. Món nợ doanh nghiệp toàn cầu gây ra sự lo ngại đặc biệt to lớn, mà các nền kinh tế đang phát triển, trong đó có nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh nhất, đóng góp chính cho sự gia tăng núi nợ.
Sputnik

Ngay sau khi Trung Quốc trở thành người dẫn đầu cuộc đua kinh tế, "bom nợ" toàn cầu sẽ bùng nổ, dẫn đến sự sụp đổ sánh được với cuộc khủng hoảng năm 2008. Sau đây là bài của Sputnik về nguyên nhân chính dẫn đến các khoản nợ khổng lồ và mối nguy hiểm của "kịch bản Trung Quốc".

Gần tới hạn

Năm ngoái, các chuyên gia đã gọi chủ nghĩa bảo hộ thương mại là một trong những mối đe dọa chính đối với sự ổn định kinh tế toàn cầu — cuộc chiến thương mại đang gia tăng làm giảm tổng số tiền đầu tư mạo hiểm. Điều này có thể dẫn đến sự sụt giảm trên thị trường toàn cầu, các nhà đầu tư rút khỏi nhiều thị trường và thắt chặt điều kiện tài chính. Một mối nguy hiểm khác được ghi nhận bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế là sự tăng trưởng của món nợ toàn cầu trên thực tế không kiểm soát nổi.

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc có thể gây khủng hoảng toàn cầu

 Trong thập kỷ qua, tổng nợ toàn cầu trong khu vực công và tư nhân đã tăng vọt 60% — lên mức kỷ lục 182 nghìn tỷ USD. Tỷ lệ nợ trên GDP trước khủng hoảng là 36%, hiện nay lên đến 52%.

Bà Christine Lagarde đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhấn mạnh, các quyết định chính trị được thông qua sau sự phá sản của ngân hàng Mỹ Lehman Brothers đã dẫn đến điều này. Trước hết — chính sách cho vay lãi suất thấp.

Tất cả mọi người đã đi vay

Các nhà kinh tế đặc biệt lo lắng về các khoản nợ doanh nghiệp, chủ yếu dưới dạng các khoản vay. Theo Oxford Economics, kể từ năm 2015, tỷ lệ nợ doanh nghiệp trên GDP toàn cầu đã tăng khoảng 15% — nhiều hơn trước cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Trong những năm gần đây, các ngân hàng trung ương đã cố gắng hỗ trợ nền kinh tế bằng cách bơm tiền vào nó. Mục tiêu chính là giảm lãi suất trên thị trường nợ để các doanh nghiệp có thể vay với lãi suất thấp và tài trợ cho các hoạt động của họ.

Chuyên gia kinh tế giải thích cách ông Trump dẫn thế giới đến cuộc khủng hoảng toàn cầu

Dòng tiền bơm vào nền kinh tế đã là lớn đến mức ngay cả những doanh nghiệp kém hiệu quả nhất — được gọi là "công ty xác sống — zombie" — cũng có thể thu hút các khoản vay giá rẻ. Các công ty như vậy không có lãi và vẫn ngập trong thua lỗ, nợ nần. Những doanh nghiệp zombie được coi là mối đe dọa chính cho thị trường chứng khoán Mỹ.

Giờ đây, khi thời kỳ lãi suất thấp sắp kết thúc, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đang thắt chặt chính sách tiền tệ, trong bối cảnh này các công ty zombie không có cơ hội sống sót: các khoản vay mới là quá đắt, và không có gì để trả hết nợ cũ.

"Dù có lợi nhuận các công ty như vậy vẫn không đủ tiền để trả nợ, ngay cả khi mức lãi suất cực thấp sau khủng hoảng", — các chuyên gia của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) lưu ý.

Nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp Trung quốc

Không chỉ thị trường chứng khoán Mỹ và tổng nợ công của Hoa Kỳ lên mức kỷ lục hơn 22 nghìn tỷ USD có thể tạo ra những vấn đề mới. Động lực chính đằng sau sự tăng trưởng của nợ doanh nghiệp là các nền kinh tế đang phát triển, chủ yếu là Trung Quốc. Nợ doanh nghiệp của Trung Quốc là lớn nhất trên thế giới.

Khi bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Trung Quốc đã phản ứng bằng cách mở rộng cho vay. Vào năm 2016, ở Trung Quốc tỷ lệ nợ doanh nghiệp trên GDP đạt khoảng 160%, và tổng nợ công — 230%.

Trong nỗ lực vượt trước các đối thủ nước ngoài, các công ty Trung Quốc đã tích cực vay tín dụng. Năm ngoái, theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, nợ doanh nghiệp của Trung Quốc đã tăng 3,8 điểm phần trăm. Để so sánh, nợ công đã tăng 0,8 điểm phần trăm, trong khi nợ hộ gia đình tăng 0,9 điểm phần trăm.

Lãnh đạo IMF: Trung Quốc không chỉ thay đổi chính mình, mà thay đổi cả thế giới

Ngành ngân hàng "bóng tối" (shadow banking) hỗ trợ các công ty Trung Quốc vay tiền: lĩnh vực này đã mở rộng đến một quy mô đáng báo động. Các ngân hàng Trung Quốc ngày càng sẵn sàng tài trợ cho các nhà môi giới và các nhà cho vay, những người đóng vai trò trung gian giữa các ngân hàng và doanh nghiệp.

Kể từ năm 2012, thị trường cho vay của Trung Quốc đã thay đổi: các ngân hàng "bóng tối" đã trở nên nổi tiếng, đặc biệt là các khoản vay giá trị thấp cho cá nhân và cho vay tín chấp. Các cơ chế tín dụng này được tạo ra để mang lại cho các nhà đầu tư lợi nhuận cao, nhưng, chúng đi kèm với rủi ro lớn hơn nhiều.

Nhờ các ngân hàng bóng tối này, Trung Quốc vẫn đang tiếp tục kích thích nền kinh tế trên cơ sở cho vay, qúa trình đã bắt đầu vào những năm 2008 — 2010, Bloomberg lưu ý.

Bây giờ ngành ngân hàng ngầm của Trung Quốc đã đạt gần 7 nghìn tỷ đô la. IMF cảnh báo: bong bóng này có thể dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế Trung Quốc và gây ra một cuộc khủng hoảng mới ở châu Á, tương tự như sự sụp đổ năm 1997.

Thảo luận