Cần lưu ý rằng những cú sốc kinh tế ở Trung Quốc do cuộc chiến thương mại gây ra sẽ kéo thị trường mới nổi đi xuống.
Các chuyên gia ít có hy vọng kết thúc nhanh chóng các mâu thuẫn thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Chính quyền Trump có sáng kiến tổ chức vòng đàm phán thương mại mới giữa hai nước vào cuối tháng Chín. Tuy nhiên, có khả năng cao là đề xuất sẽ không được Bắc Kinh chấp nhận. Bởi vì, song song với điều đó Washington tiếp tục đe dọa áp đắt các thuế mới về nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc với số lượng hơn 200 tỷ USD. Trong tình huống như vậy, cuộc đàm phán mang tính xây dựng có thể không diễn ra. Hồi mùa xuân năm nay, cuộc đàm phán giữa Phó Thủ tướng Trung Quốc Liu He và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Stephen Mnuchin diễn ra trong điều kiện tương tự đã kết thúc không hiệu quả — bất chấp các thỏa thuận, phía Mỹ vẫn áp đặt mức thuế mới.
Trong khi đó, sắp tới, thuế quan có thể chặn 250 tỷ USD, hoặc một nửa nhập khẩu của Trung Quốc vào Mỹ. Các công ty Trung Quốc và nước ngoài có nhà máy sản xuất tại Trung Quốc đang suy nghĩ nghiêm túc về việc chuyển sang các nước láng giềng. Steve Madden sẽ chuyển đến Campuchia. Tapestry Coach và Kate chuyển sang sản xuất tại Việt Nam. Có kế hoạch chỉ để lại Trung Quốc không quá 5% sản lượng. Công ty Vera Bradley cũng đang nhìn sang phía Campuchia và Việt Nam.
Các nhà sản xuất sản phẩm công nghệ cao cũng đang gặp vấn đề khó khăn. Việc lắp ráp và đóng gói cuối cùng các sản phẩm của Intel diễn ra tại Trung Quốc. Vì vậy, trong hình thức mà nó được chuyển đến người dùng, đó là hàng hóa Trung Quốc phải chịu áp thuế của Mỹ. Công ty đã tính toán chi phí cần thiết cho việc chuyển sang sản xuất tại các nước láng giềng. Apple cũng cảnh báo rằng một số phụ kiện như tai nghe, cũng như Apple Watch, có thể tăng giá đáng kể do mức thuế mới. Theo Trump, lối thoát cho công ty là chuyển về sản xuất tại Mỹ.
Tất nhiên, tất cả điều này sẽ làm tổn hại đến môi trường kinh doanh trong nước. Cổ phiếu của các công ty xuất khẩu đang giảm trên thị trường chứng khoán Trung Quốc. Chỉ số Shanghai Composite giảm ¼ trong năm nay. Chỉ số hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất của PMI trong tháng 8 giảm xuống mức tối thiểu trong 14 tháng qua, xuống còn 50,6 điểm. Tất cả điều này khiến cho các nhà đầu tư sợ hãi và thoát vốn, tăng thêm áp lực lên đồng nhân dân tệ. Đồng tiền Trung Quốc đã mất hơn 8% giá trị trong năm nay. Tỷ giá đã vượt qua mốc 6,9 NDT/1 USD. Đây là chuyện chưa từng có trong 10 năm trở lại đây, ngay cả trong cuộc khủng hoảng năm 2008.
Quỹ Korea Investment Corporation lưu ý rằng những cú sốc kinh tế ở Trung Quốc do cuộc chiến thương mại gây ra sẽ kéo theo các thị trường mới nổi đi xuống. Mối lo ngại của quỹ Hàn Quốc là điều dễ hiểu. Hàn Quốc sản xuất nhiều sản phẩm trung gian, được Trung Quốc sử dụng để lắp ráp thành phẩm công nghệ cao. Việc giảm sản xuất ở Trung Quốc sẽ gây ra sự suy giảm tương tự ở Hàn Quốc. Chuyên gia Bian Yongzu của Đại học nhân dân Bắc Kinh nói rằng sự năng động của thị trường mới nổi chủ yếu gắn với các chỉ số hoạt động của Trung Quốc.
"Tất nhiên, tình hình kinh tế Trung Quốc sẽ ảnh hưởng đến các thị trường mới nổi khác, vì các nước này đang hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc. Trung Quốc là nền kinh tế công nghiệp lớn nhất thế giới, nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu thô, năng lượng và các sản phẩm công nghiệp xuất khẩu. Và tất nhiên, suy thoái kinh tế ở Trung Quốc sẽ khiến giá nguyên liệu và năng lượng giảm xuống. Nhưng tôi cho rằng nền kinh tế Trung Quốc nói chung sẽ ổn định, nhu cầu về nguồn lực sẽ không trải qua những thay đổi đáng kể.
Nhưng trong thị trường vốn, trong đó thị phần của Hoa Kỳ và các nước phát triển khác của phương Tây là khá lớn, có thể có những thay đổi về giá. Vì vậy, thị trường của các nước đang phát triển sẽ bị áp lực không chỉ bởi Trung Quốc, mà cả các thị trường vốn. Ví dụ, khủng hoảng ở Venezuela hay Brazil không phải do suy giảm xuất khẩu của các quốc gia này gây ra, mà là do nợ công đã khiến đất nước họ rơi vào khủng hoảng. Bây giờ ngày càng nhiều quốc gia chấp nhận đồng nhân dân tệ như đồng tiền dự trữ mới. Một mặt, theo sự phát triển của kinh tế Trung Quốc, lĩnh vực ứng dụng đồng nhân dân tệ trong thanh khoản sẽ được mở rộng. Mặt khác, đối với chúng tôi, điều này cũng sẽ kích thích các ưu đãi bổ sung cho đầu tư bên ngoài, cũng như tính linh hoạt thương mại" — chuyên gia cho biết.
Tuy nhiên, túi tiền của Trung Quốc không phải là vô đáy. Năm nay, lần đầu tiên trong 17 năm qua, Trung Quốc bị thâm hụt tài khoản vãng lai và dự trữ ngoại hối giảm gần 1 nghìn tỷ đô la trong bốn năm qua. Trung Quốc đang dần giảm số tiền đưa ra nước ngoài. Trung Quốc ngày càng thận trọng hơn trong lựa chọn các dự án đầu tư ở châu Phi, châu Mỹ Latinh. Chuyến thăm gần đây của Tổng thống Venezuela cho thấy rằng sẽ không thể nhận tiền dễ dàng từ Bắc Kinh. Trung Quốc sẽ chỉ cung cấp bailout chỉ trên các điều kiện đặc biệt có lợi cho chính họ. Nói chung, không nên hy vọng rằng trong trường hợp thị trường mới nổi sụp đổ, Trung Quốc là cầu thủ lớn nhất trong các thị trường này sẽ có thể khắc phục tình hình. Trong môi trường kinh tế bên ngoài không thuận lợi như hiện nay, Trung Quốc sẽ không cứu các thị trường khác: tiền có thể cần thiết để giải quyết các vấn đề nội bộ của chính họ.