Đến Hà Nội, Trump thua ai thắng ai?

Hội nghị thượng đỉnh lần II của Mỹ-Bắc Triều Tiên tại Hà Nội – sự kiện được chờ đợi và quảng bá rộng rãi như tâm điểm chú ý trong dư luận quốc tế - đã kết thúc trước hạn và không đạt bất kỳ thỏa thuận nào.
Sputnik

Lập trường  của các bên quá khác nhau: Washington không muốn dỡ bỏ trừng phạt và không sửa soạn rút quân khỏi Hàn Quốc, còn Bình Nhưỡng quyết không phi hạt nhân hóa nếu không có đảm bảo an ninh từ phía Hoa Kỳ, và xuất phát từ kinh nghiệm quốc tế, cũng không quá trông đợi hay dựa vào đảm báo tiềm năng như vậy. Để xích gần lập trường, chắc hẳn còn cần tốn không ít thời gian và không chỉ một cuộc gặp cấp cao nữa.

Việt Nam chi cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ- Triều bao nhiêu?
Nhưng đối với Việt Nam cuộc gặp này đã rất thành công. Hà Nội không chỉ thu hút được sự quan tâm của cộng đồng thế giới, mà còn tạo ra bước tiến lớn trong đà phát triển hợp tác kinh tế với Hoa Kỳ. Trong sự chứng kiến ​​của hai nguyên thủ quốc gia, đã ký kết ba hiệp định thương mại lớn: giao kèo của Boeing với công ty Vietjet Air về mua 100 máy bay Boeing MAX 737 trị giá 12,7 tỷ USD và công ty Bamboo Airways mua 10 máy bay Boeing 787-9 Dreamliner giá thành khoảng 3 tỷ USD, cũng như các thỏa thuận của Vietjet Air với hãng hàng không GE Aviation  về việc mua và bảo dưỡng trong hạn 12  năm các động cơ máy bay trị giá 5,3 tỷ USD. Cả hai bên đều hài lòng: Việt Nam có đảm bảo bằng những máy bay mới tiên tiến nhất cho ngành hàng không dân dụng đang phát triển vũ bão, còn Hoa Kỳ tạo ra nhiều chỗ làm việc và giảm bớt phần thâm hụt của mình  trong giao thương với Việt Nam. Bởi Việt Nam hiện là nước đứng thứ sáu có thặng dư thương mại đáng kể với Hoa Kỳ. Năm 2018, theo dữ liệu của Hải quan Việt Nam, khối lượng thương mại song phương vượt quá 60 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam vượt hơn nhập khẩu của Mỹ   gần 35 tỷ USD, con số  không thể không làm chính quyền  Hoa Kỳ lo âu. Phần thặng dư này giúp Việt Nam bù đắp thâm hụt thương mại với Trung QuốcMỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, chiếm 20% tổng xuất khẩu của Việt Nam. Nhưng độ phụ thuộc cao như vậy của nền kinh tế Việt Nam vào thị trường Mỹ lại là mối nguy đáng kể, — như chuyên gia  chính trị học Việt Nam Đỗ Minh Cao nhận xét. Chỉ một thay đổi nhỏ trong chính sách nhập khẩu, ví dụ như tăng cường chủ nghĩa bảo hộ của Hoa Kỳ, cũng  dễ khiến nền kinh tế  Việt Nam chao đảo. Ông Đỗ Minh Cao cho rằng, do đó, điều quan trọng là phải có tầm nhìn thực tế về sự mất cân bằng này và thể hiện tính linh hoạt hơn nữa khi hoạch định chính sách giao thương với đất nước này.

Thủ tướng Việt Nam nói gì về Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội?
Quan hệ Mỹ-Việt đang bước vào mùa xuân thăng hoa không chỉ trong kinh tế, mà cả về chính trị. Cả hai nước có sự ràng buộc bởi quan hệ đối tác toàn diện xác lập vào năm 2013, và đã công bố rằng mục tiêu là nâng tầm quan hệ lên mức chiến lược, nhưng thời điểm đó vẫn chưa đến. Hoa Kỳ muốn phát triển quan hệ với Việt Nam, nơi họ coi là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á kiên quyết bảo vệ độc lập và chủ quyền của mình trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng sức mạnh, như đối tác chiến lược trong ASEAN. Việt Nam thấy ở Hoa Kỳ một nước lớn đồng minh của mình trong cuộc đấu tranh  chống lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tiễn Tổng thống Mỹ Donald Trump.

 Việt Nam và Hoa Kỳ đã và đang tăng cường đối thoại ở tất cả các cấp. Tuy nhiên cho đến lúc này vẫn chưa đạt được  sự tin cậy, — chuyên gia Nga Grigory Lokshin đánh giá. Cả ở chính nước Mỹ, "hội chứng Việt Nam" tận bây giờ vẫn chưa xóa nổi.  Cộng đồng người Việt ở Mỹ  không đồng nhất, có một bộ phận ráo riết can thiệp ngăn cản quá trình thiết lập quan hệ với Hà Nội, đưa ra những đòi hỏi mà Việt Nam không thể chấp nhận, thực chất  là muốn  thay đổi thể chế hệ thống chính trị của đất nước. Mỗi bước đi của phía Việt Nam theo hướng xích gần với Hoa Kỳ đồng thời cũng là thông điệp nhắn nhủ cho Trung Quốc, rằng hợp tác sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho Bắc Kinh  hơn là đối đầu. Đặc biệt có ý nghĩa biểu tượng trong vấn đề này là những chuyến ghé thăm ngày càng dày của tàu chiến Mỹ đến các hải cảng Việt Nam. Nhưng dù với tất cả những điều này, Việt Nam vẫn phải thận trọng không đi lệch quá xa, như người Việt Nam thường nói, để duy trì trạng thái "mặc con rồng ngủ yên sau cánh cửa".

Việt Nam lên tiếng về kết quả Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên
Washington rất quan tâm đến việc bán vũ khí Mỹ cho Hà Nội, mong tiến tới thay thế  số vũ khí Nga hiện chiếm tới 80% trang bị của QĐND Việt Nam.  Nhưng, sau khi Hoa Kỳ công bố lệnh trừng phạt cả những nước mua sắm vũ khí Nga, thì cho đến nay Washington vẫn chừa Hà Nội ra khỏi danh sách này, bởi phía Mỹ hiểu rằng điều đó có thể chọc giận khơi lên sự phản kháng và dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho quan hệ Mỹ-Việt. Như chuyên gia phân tích chính trị Nga Vladimir Kolotov nhấn mạnh, cần nhớ rằng khi đồng ý mua vũ khí hiện đại của Mỹ, bất kỳ quốc gia nào cũng phải đồng ý chuyển việc bảo vệ chủ quyền của chính mình sang cấp độ siêu quốc gia, bởi việc điều khiển-quản lý những vũ khí như vậy luôn nằm trong tay các nhà phát triển, như thông lệ quốc tế đã cho thấy.

Sáng 27/2/2019, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng thống Mỹ Donald Trump nhân dịp sang Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần thứ hai, được tổ chức trong 2 ngày 27-28/2/2019 tại Thủ đô Hà Nội.

Chuyện đang nói hôm nay là về kinh tế và chính trị. Nhưng vẫn hiện hữu một khái niệm gọi là "sức mạnh mềm". Và Hoa Kỳ  đang sử dụng "sức mạnh mềm" này rất ráo riết.  Ảnh hưởng của văn hóa đại chúng Mỹ, lối sống Mỹ ở Việt Nam rất rõ,  đặc biệt là trong giới trẻ. Kết quả của trạng thái đó thể hiện qua cuộc trong khảo sát của hãng PEW: 84% người Việt Nam chấp nhận quan hệ với Hoa Kỳ, đây là tỷ lệ cao nhất trong số các quốc gia tiến hành khảo sát.

Hà Nội cảm ơn vì được trao cơ hội tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều
Theo đánh giá của chuyên gia Đỗ Minh Cao, Hoa Kỳ là kiểu "Janus lưỡng diện" mà mọi thứ đều có thể xảy ra.  Đặc biệt là dưới thời một Tổng thống khó tiên liệu như Donald Trump. Triển vọng tăng cường quan hệ giữa hai nước trong tương lai gần phần lớn tùy thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách quan của cả hai bên. Và ở đây, Hà Nội cần phát huy thế mạnh kết hợp sự linh hoạt mềm dẻo cùng với tính nguyên tắc trong chính sách ngoại giao của mình, điều mà Việt Nam đã chứng tỏ không chỉ một lần trong lịch sử để bảo toàn cân bằng lợi ích chiến lược với các đối tác trong khu vực và trên vũ đài quốc tế. Khi giữ gìn cán cân lực lượng trong quan hệ với các cường quốc, Việt Nam có sự trợ giúp hiệu quả từ nguyên tắc "ba không": không liên minh quân sự, không bố trí căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ và không liên minh chống lại bên thứ ba.

Thảo luận