Lập trường của các bên quá khác nhau: Washington không muốn dỡ bỏ trừng phạt và không sửa soạn rút quân khỏi Hàn Quốc, còn Bình Nhưỡng quyết không phi hạt nhân hóa nếu không có đảm bảo an ninh từ phía Hoa Kỳ, và xuất phát từ kinh nghiệm quốc tế, cũng không quá trông đợi hay dựa vào đảm báo tiềm năng như vậy. Để xích gần lập trường, chắc hẳn còn cần tốn không ít thời gian và không chỉ một cuộc gặp cấp cao nữa.
Việt Nam và Hoa Kỳ đã và đang tăng cường đối thoại ở tất cả các cấp. Tuy nhiên cho đến lúc này vẫn chưa đạt được sự tin cậy, — chuyên gia Nga Grigory Lokshin đánh giá. Cả ở chính nước Mỹ, "hội chứng Việt Nam" tận bây giờ vẫn chưa xóa nổi. Cộng đồng người Việt ở Mỹ không đồng nhất, có một bộ phận ráo riết can thiệp ngăn cản quá trình thiết lập quan hệ với Hà Nội, đưa ra những đòi hỏi mà Việt Nam không thể chấp nhận, thực chất là muốn thay đổi thể chế hệ thống chính trị của đất nước. Mỗi bước đi của phía Việt Nam theo hướng xích gần với Hoa Kỳ đồng thời cũng là thông điệp nhắn nhủ cho Trung Quốc, rằng hợp tác sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho Bắc Kinh hơn là đối đầu. Đặc biệt có ý nghĩa biểu tượng trong vấn đề này là những chuyến ghé thăm ngày càng dày của tàu chiến Mỹ đến các hải cảng Việt Nam. Nhưng dù với tất cả những điều này, Việt Nam vẫn phải thận trọng không đi lệch quá xa, như người Việt Nam thường nói, để duy trì trạng thái "mặc con rồng ngủ yên sau cánh cửa".
Chuyện đang nói hôm nay là về kinh tế và chính trị. Nhưng vẫn hiện hữu một khái niệm gọi là "sức mạnh mềm". Và Hoa Kỳ đang sử dụng "sức mạnh mềm" này rất ráo riết. Ảnh hưởng của văn hóa đại chúng Mỹ, lối sống Mỹ ở Việt Nam rất rõ, đặc biệt là trong giới trẻ. Kết quả của trạng thái đó thể hiện qua cuộc trong khảo sát của hãng PEW: 84% người Việt Nam chấp nhận quan hệ với Hoa Kỳ, đây là tỷ lệ cao nhất trong số các quốc gia tiến hành khảo sát.