75% lao động Việt Nam sẽ bị robot 'cướp' việc làm?

VietQ.vn dẫn thông tin từ lãnh đạo FPT cho rằng 75% lao động hiện tại ở Việt Nam có thể mất việc làm do bị thay thế bởi các công nghệ mới và robot.
Sputnik

75% lao động Việt Nam có thể mất việc vào tay robot

Phát biểu tại Triển lãm Công nghệ Giáo dục Anh Quốc (BESS Vietnam) 2019 vừa diễn ra, Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Trương Gia Bình nhận định, công nghệ thông tin đang đứng trước một thời cơ vô cùng lớn và quan trọng.

Robot đã chính thức "cướp việc" của người Việt Nam

Quy mô của ngành công nghiệp phần mềm và dịch vụ của Việt Nam hiện có đã có doanh thu trên 8,8 tỉ USD, đạt mức tăng trưởng gấp hơn 1.000 lần sau 15 năm (trong đó có hơn 3,5 tỉ USD doanh thu từ xuất khẩu phẩn mềm). Bên cạnh đó, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang phát triển mạnh sẽ vừa là thách thức vừa là cơ hội lớn cho Việt Nam.

"Chúng ta có cơ hội để đi đầu trong những lĩnh vực công nghệ mới, và phát triển chính phủ số, doanh nghiệp số, công dân số… Tuy nhiên, cách mạng công nghiệp cũng tạo ra nguy cơ to lớn khi có tới 75% lao động hiện tại có thể mất việc làm do bị thay thế bởi các công nghệ mới và robot",ông Trương Gia Bình đưa ra dự báo.

Không chỉ lãnh đạo FPT, trước đây, nhiều chuyên gia cũng như các tổ chức quốc tế đã từng lên tiếng ‘cảnh báo' về việc số lượng người bị mất việc sẽ tăng lên với sự hiện diện ngày càng nhiều của robot và các công nghệ mới.

Cụ thể, theo một báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy hơn 2/3 trong số 9,2 triệu lao động ngành dệt may và da giày tại Đông Nam Á đang bị đe dọa bởi sự bùng nổ của khoa học công nghệ trong ngành này. Đặc biệt, lao động của Việt Nam, Campuchia và Indonesia trong ngành may mặc, da giày sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ xu thế tự động hóa.

Băn khoăn từ Việt Nam: Robot không đình công và nguy cơ hàng triệu lao động mất việc
Dựa vào thực tế tự động hóa tại các doanh nghiệp Việt Nam, bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Le&Associates, dự báo năm 2020, có khoảng 80% công việc của con người sẽ do robot thực hiện.

Trong khi đó, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng đưa ra cảnh báo: 86% người lao động Việt Nam trong ngành dệt may — da giày có thể phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm cao do tự động hóa, trong khi đó 3/4 lao động làm công ăn lương trong ngành sản phẩm điện — điện tử có thể sẽ bị robot thay thế.

Năm 2030, khoảng 800 triệu người sẽ mất việc vì robot?

Theo Báo cáo mới nhất của Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey (MGI), có đến 800 triệu người lao động trên toàn thế giới sẽ mất việc vào tay robot trước năm 2030. Cuộc nghiên cứu của MGI được tiến hành ở 46 quốc gia và đối với 800 ngành nghề xác định 1/5 số nhân công trên toàn thế giới sẽ bị ảnh hưởng bởi quá trình tự động hóa.

Theo MGI, thợ vận hành máy móc và các công nhân lương thực sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Nhân viên môi giới thế chấp, nhân viên văn phòng và kế toán cũng nằm trong danh sách những đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất.

Trong khi đó, những công việc đòi hỏi tương tác con người như bác sĩ, luật sư hay giáo viên ít bị ảnh hưởng. Những công việc như làm vườn, sửa ống nước hay các công việc chăm sóc người già — trẻ nhỏ cũng sẽ ít bị ảnh hưởng vì chúng đòi hỏi sự lập trình phức tạp trong khi mức lương lại không cao, nên không nhận được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp.

Việt Nam sẽ thiếu lao động...vì Trung Quốc?
MGI còn nhận định rằng những quốc gia nghèo đói nhất, nơi quá trình tự động hóa diễn ra không mạnh mẽ, sẽ ít bị ảnh hưởng nhất. Trong khi đó, những quốc gia phát triển chịu tác động nặng nề.

Theo MGI, riêng ở Mỹ, sẽ có khoảng 39 — 73 triệu nhân công mất việc làm vào tay robot trước năm 2030. Tuy nhiên, khoảng 20 triệu người trong số này có thể dễ dàng chuyển qua các ngành nghề khác. Ở Anh, MGI nhận định, 20% công việc hiện tại sẽ rơi vào tay robot trong khoảng thời gian tương tự.

"Trong tổng số những người mất việc vào tay robot, 75 — 375 triệu người sẽ phải đổi nghề và học hỏi những kỹ năng mới", báo cáo của MGI khẳng định.

Thảo luận