“Khi Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu lớn nhất thế giới về UAV chiến đấu…”

Báo cáo do SIPRI (Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm) công bố gần đây về xu thế xuất khẩu vũ khí hiện nay cho thấy rằng mức xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc có nhịp độ gia tăng không đáng kể - trong năm 2014-2018 chỉ tăng 2,7% so với 5 năm trước.
Sputnik

Phải chăng như vậy nghĩa là, dù vốn thường được xem là một cường quốc quân sự đang phát triển, Trung Quốc lại không đạt tiến bộ mạnh trên thị trường vũ khí thế giới? Sputnik đã nêu câu hỏi này đề nghị chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin cho ý kiến bình luận về báo cáo của SIPRI.

Điều quan trọng không nên bỏ qua là những tính toán đo như vậy chỉ tương đối. SIPRI tính toán khối lượng giá thành xuất khẩu bằng phương pháp phức tạp của riêng mình, thay vì thu thập dữ liệu về giá trị thực của các hợp đồng. Trong trường hợp với Trung Quốc, lại càng rắc rối do tính chất đóng kín của hệ thống hợp tác kỹ thuật-quân sự giữa Trung Quốc với các nước ngoài.

Công ty Trung Quốc sáng chế máy bay không người lái chở khách đầu tiên trên thế giới

Do đó, "phát hiện" của SIPRI rằng dường như xuất khẩu của Trung Quốc không mấy tăng trưởng có thể chỉ phản ánh nhịp độ chậm lại tự nhiên trong đà cung cấp các hệ thống vũ khí và thiết bị quân sự của Trung Quốc ra nước ngoài (tính theo từng chiếc). Giá trị xuất khẩu thực chắc là tăng nhiều hơn.

SIPRI ghi nhận gia tăng số nước mua vũ khí Trung Quốc. Nếu trong những năm 2009-2013 có 41 nước mua, thì trong giai đoạn 5 năm lại đây chỉ số này là 53. Cần lưu ý rằng đối với Trung Quốc xuất khẩu vũ khí phần nhiều được xem là công cụ thúc đẩy lợi ích chính sách đối ngoại hơn là nguồn thu nhập nghiêm túc.

Việc gia tăng số lượng các nước mua vũ khí của Trung Quốc, như vâỵ, diễn ra song hành với gia tăng vai trò của Trung Quốc trong nền chính trị thế giới. Nhưng bản thân việc gia tăng số lượng cung cấp cũng có những hạn chế của nó. Một số nước là khách hàng nhập khẩu vũ khí quan trọng của Nga, ví dụ như Ấn Độ và Việt Nam, sẽ không hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực kỹ thuật-quân sự. Nước mua vũ khí Trung Quốc lớn nhất là Pakistan thì đang gặp vấn đề mãn tính với ngân sách và việc xuất khẩu vũ khí tới đó được Bắc Kinh thực hiện theo các điều khoản tín dụng ưu đãi. Mô hình hợp tác này hàm chứa tiềm năng hạn chế tăng trưởng.

Trung Quốc thử nghiệm thành công máy bay không người lái trinh sát mới "Ilun-2"

Thêm vào đó, mức tăng trưởng bị kìm hãm bởi gia tăng tốn phí sản xuất gắn với giá nhân công ở Trung Quốc lên cao hơn.  Ở nước Nga, đối thủ cạnh tranh với Trung Quốc trên thị trường vũ khí, thì trái lại, kể từ năm 2014 đồng rúp đã sụt giá so với ngoại tệ thế giới, khiến cho vũ khí Nga thành ra rẻ hơn.

Hoạt động có ý nghĩa chính trị lớn là biến Trung Quốc thành nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới về UAV chiến đấu. Theo dữ liệu của SIPRI, 153 bộ máy này đã được cung cấp cho 13 nước, nhưng trên thực tế số lượng các nước vận hành những khí cụ bay "made in China"  như vậy có thể nhiều hơn.

Cho đến nay, các máy bay không người lái như MQ-9 Reaper của Mỹ hoặc Pterodactyl và Rainbow của Trung Quốc vẫn chỉ giữ vai trò hạn chế trong khuôn khổ cuộc xung đột vũ trang cường độ cao. Điều đó gắn với chỗ yếu của UAV trước hệ thống phòng không và tổ hợp chiến tranh điện tử của đối phương. Nhưng dù vậy UAV vẫn là công cụ quan trọng bậc nhất và không thể thiếu trong phản công. Khí cụ này là thứ không thể thay thế chính trong việc đảm bảo an ninh nội bộ.

Trung Quốc sẽ xử lý đồng ruộng với sự hỗ trợ của máy bay không người lái

Trong chừng mực việc kiểm soát các thiết bị đó được thực hiện với hỗ trợ của các kênh liên lạc vệ tinh, quốc gia — nhà cung cấp thiết bị và chủ sở hữu các kênh viễn thông — vẫn bảo lưu được khả năng giám sát việc sử dụng UAV.

Xu hướng của các quốc gia Trung Đông, Bắc Phi và Trung Á thiên về  mua máy bay không người lái chiến đấu của Trung Quốc phản ánh trực tiếp sự mất  tin cậy với Hoa Kỳ. Các hệ thống của Trung Quốc hiện thời vẫn có đặc điểm kém hơn một chút so với các hệ thống Mỹ, nhưng không giống như Washington, có verv là Bắc Kinh không có xu hướng sử dụng quyền kiểm soát công nghệ để can thiệp vào công việc nội bộ của các đối tác.

Trong tương lai, các máy bay không người lái thuộc mọi thể loại (trên không, trên đất liền, trên biển) có thể sẽ đóng vai trò quan trọng hơn lên trong xuất khẩu quân sự của Trung Quốc, được hỗ trợ bởi sự tiến bộ nhanh chóng của Trung Quốc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo và robot.

Thảo luận