Trong cuộc phỏng vấn với EastRussia, ông Vladimir Mazyrin, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và ASEAN của Học viện Viễn Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga đã giải thích tại sao quan hệ giữa Nga và Việt Nam không còn được như thời Liên Xô, và các quan hệ với đất nước này có thể phát triển ở những lĩnh vực nào trong điều kiện ảnh hưởng của Hoa Kỳ.
Theo ông Mazyrin, một thời gian dài, Nga và ở Việt Nam từng ghi nhận rằng nhân tố chính trong sự hợp tác giữa hai nước chúng ta là sự tin tưởng lẫn nhau. Nhưng bây giờ, tình cảm thân Mỹ hiện thống trị ở Việt Nam, điều này được các cuộc thăm dò ý kiến của các cơ quan phân tích hàng đầu thế giới xác nhận. Việt Nam ngày nay là “đứa trẻ cưng” của Hoa Kỳ, có niềm tin hoàn toàn, bởi đang theo đuổi chính sách thuận lợi cho Hoa Kỳ. Có rất nhiều lý do, trong đó có việc các vị trí lãnh đạo bây giờ được đảm nhiệm bời các sinh viên tốt nghiệp đại dọc phương Tây, chứ không phải là các trường của Liên Xô. Họ cũng gửi con cái đến học tập tại các nước phương Tây, và những thanh niên trẻ cũng không tìm việc làm ở Nga. Nhưng điều chính yếu tất nhiên là sự phụ thuộc kinh tế. Kết bạn với nước Nga cũng tốt, nhưng trong thương mại và đầu tư, Nga mất đi sự cạnh tranh với các nước phát triển hơn. Và sự phụ thuộc được thể hiện trong điều chính yếu – trong việc đưa ra quyết định của ban lãnh đạo Việt Nam. Đặc biệt là trong các tình huống mâu thuẫn, xung đột quan trọng, nếu không chống các nghị quyết của Nga tại Liên Hợp Quốc, Việt Nam cũng bỏ phiếu trắng. Trên thực tế, bằng điều này, họ ủng hộ lập trường của Mỹ.
Theo ông Mazyrin, Nga và Việt Nam cần bắt đầu hợp tác trong các định dạng chiến lược mới. Chẳng hạn, đó là khái niệm "Đại Âu Á" và tạo ra cầu nối liên kết giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), bao gồm Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan và Kyrgyzstan. Các đối tác Việt Nam đã không đáp lại điều này. Định dạng thứ hai có thể nằm trong khuôn khổ sáng kiến Trung Quốc “Một vành đai một con đường”. Việt Nam cũng không bác bỏ dự án, nhưng họ rất thận trọng, đề cập đến thực tế là một số quốc gia tích cực tham gia dự án đã có vấn đề nợ công và phụ thuộc vào Trung Quốc.
Về Hiệp định thương mại tự do giữa EAEU và Việt Nam, ông Mazyrin ghi nhận rằng nói chung là thành công. Nhờ có thỏa thuận, kim ngạch thương mại giữa các bên đã tăng lên 6,1 tỷ USD cho năm 2018 và mục tiêu 10 tỷ USD đã được đặt ra cho năm 2020. Tăng trưởng thương mại “bùng nổ” đã đạt được chủ yếu nhờ xuất khẩu của Việt Nam: Nga bán ra ít hơn mua 2 tỷ USD. Trên thực tế, trong những gì chúng ta nhập khẩu từ Việt Nam có 2/3 là sản phẩm kỹ thuật phức tạp: máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng, thiết bị văn phòng. So với tình hình 10 năm trước, khi các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp nhẹ chiếm ưu thế, nay đã có những thay đổi đáng kể. Về phía Nga, việc xuất khẩu nông sản - ngũ cốc và thịt đã tăng lên. Trong công nghiệp, Nga chủ yếu xuất khẩu nguyên liệu thô và các sản phẩm dầu mỏ, phân bón, xi măng, than, và phôi thép.
Xuất khẩu quân sự là một vấn đề riêng. Trong số liệu thống kê của mình, chúng ta bán các thiết bị quân sự, còn Việt Nam thì không. Do đó, đôi khi có sự chênh lệch hàng tỷ USD.
Một mặt, hơn 80% vũ khí của Việt Nam hiện là mua của Nga. Mặt khác, gần đây, tập đoàn Kalashnikov đã thua đấu thầu với Israel về tái trang bị súng trường tự động cho quân đội Việt Nam. Người Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm cung cấp vũ khí gây sát thương cho Việt Nam. Và họ bắt đầu cung cấp các tàu tuần tra đã qua sử dụng để tăng cường cho lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam. Việt Nam sẵn sàng nhận chúng, vấn đề đặt ra là: cho nợ, hay là tặng? Nhưng các tàu đó đã tham gia vào tập trận chung và chương trình huấn luyện với Hoa Kỳ.
Nói về đầu tư vào Việt Nam, ông Mazyrin lưu ý rằng Nga nằm trong Top-20 các nước tham gia. Một năm, có khoảng 20 tỷ USD vốn nước ngoài đầu tư trực tiếp vào nền kinh tế Việt Nam, con số này của Nga là khoảng 2 tỷ USD. Nói chung, nếu hai nước chúng ta có quan hệ đối tác chiến lược, thì nên đầu tư vào các lĩnh vực chiến lược, chuyên gia Nga nhấn mạnh. Trong khi đó, trên thực tế, ngoài khai thác và chế biến dầu khí, vốn Nga không có mặt trong bất kỳ lĩnh vực chiến lược nào của Việt Nam, ngay cả trong lĩnh vực năng lượng truyền thống cũng đánh mất vị thế. Việt Nam tiếp cận điều này một cách sáng tạo hơn, ví dụ, trên cơ sở tư nhân, ở cấp độ rất lớn, thậm chí theo tiêu chuẩn của Nga, người Việt đầu tư vào sản xuất sữa ở tỉnh Moskva và một số khu vực khác, kể cả ở Viễn Đông. Có những dự án khai thác dầu khí ở Nga, điều này rất thú vị đối với Việt Nam, vì trữ lượng dầu khí ở nước này đang cạn kiệt: 10 năm trước, công ty liên doanh Vietsovpetro từng khai thác 14-15 triệu tấn/năm, đến năm 2018 là 4 triệu tấn, mặc dù theo báo cáo, đã phát hiện được mỏ mới đầy hứa hẹn. Trong mọi trường hợp, Nga và EAEU chỉ đạt 6 tỷ USD trong kim ngạch thương mại 450 tỷ USD của Việt Nam, riêng Mỹ chiếm 60 tỷ USD.
Dễ hiểu là ai là người "cầm chịch" ở đây. Đã có những nỗ lực bán máy bay Sukhoi SuperJet-100 của Nga cho Việt Nam, nhưng không đi đến kết quả. Trong khi đó, trong hội nghị thượng đỉnh mới của các nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên và Hoa Kỳ tại Hà Nội, doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng mua 100 chiếc Boeing với giá 12 tỷ USD.