Việt Nam đổi mới công nghệ - cùng với Nga

CC0 / Pixabay / Quang cảnh thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam
Quang cảnh thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Như tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Công-Thương Việt Nam Trần Tuấn Anh, đất nước cần cập nhật đổi mới cơ sở công nghệ sản xuất.

Ông Nguyễn Hồng Dư và Anna Popova - Sputnik Việt Nam
Phòng thí nghiệm Nga lăn bánh phục vụ người dân Việt Nam
Bình luận nhận định của  Bộ trưởng tại hội nghị về phát triển ngành công nghiệp tại Việt Nam, GS-TSKH Kinh tế Vladimir Mazyrin lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và ASEAN thuộc Viện Viễn Đông (Viện HLKH Nga) nhấn mạnh rằng đây là nhiệm vụ rất bức thiết. Trả lời phỏng vấn của Sputnik Vietnam, ông nhận xét:

Theo đánh giá của các chuyên gia quốc tế, trong lĩnh vực khoa học-kỹ thuật Việt Nam chậm chân hơn Thái Lan 10-12 năm, còn so với  Singapore và Đài Loan thì lạc hậu đến 40-60 năm. Tất nhiên, sự chậm trễ đó có nguyên nhân lịch sử, trước hết là do cuộc chiến đấu nhiều năm chống thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ xâm lược mà Việt Nam phải tiến hành để giành tự do và độc lập. Sự cần thiết phải bù đắp khoảng thời gian bị mất ngày càng trở nên cấp bách hơn và trong nước đang tích cực thực hiện nhiều việc theo hướng này. Nhưng trong cùng thời gian thì các nước khác trong khu vực Đông Nam Á cũng không dậm chân tại chỗ.  Việt Nam cần bước đột phá nhảy vọt.  Và nhận định của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh là hoàn toàn đúng — nếu như không thu hút đầu tư để phát triển nghiên cứu và ứng dụng đổi mới công nghệ thì độ năng động của kinh tế Việt Nam sẽ cực kỳ chậm. Quả thực, chi phí của ngân sách Việt Nam cho lĩnh vực khoa học-kỹ thuật hiện nay hầu như không quá 0,5%. Trong khi ở các nước phát triển nhất của vùng Đông Nam Á, chỉ số này là 4%.

Ông Nguyễn Hồng Thành, Lãnh sự Kinh tế Việt Nam tại Viễn Đông - Sputnik Việt Nam
Làm gì để có dấu ấn Việt Nam tại vùng Viễn Đông của nước Nga?
Theo quan điểm của vị giáo sư Nga, sáng chế và ứng nghiệm công nghệ mới cần trở thành hướng ưu tiên hàng đầu đối với Việt Nam. Cũng cần thiết cải thiện nâng cao trình độ chuyên môn của lực lượng lao động. Bây giờ số chuyên gia đủ điều kiện chuyên môn chỉ chiếm 30% tổng số nhân lực. Như vậy rõ ràng là chưa đủ để làm chủ công nghệ tiên tiến.

Nhưng đồng thời, việc chuyển đổi sang công nghệ hiện đại là thách đố  nghiêm trọng với Việt Nam, — giáo sư Vladimir Mazyrin lưu ý.  Bởi tính cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam hiện tại phần lớn là từ giá thành rẻ của lực lượng lao động. Yếu tố này sẽ giảm thiểu và triệt tiêu khi gia tăng trình độ nhân lực. Hơn thế nữa — việc chuyển đổi sang công nghệ hiện đại, robot hóa, công nghệ kỹ thuật số chắc hẳn sẽ đặt ra nguy cơ cho nhiều ngành lao động thô sơ tốn công sức trong nền kinh tế Việt Nam. Ví dụ, trong trường hợp ứng dụng in 3D vào sản xuất hàng tiêu dùng, thì có đến phân nửa lực lượng lao động thủ công đang làm việc này hôm nay có thể bị mất chỗ.

gỗ - Sputnik Việt Nam
Việt Nam đang xem xét khả năng đầu tư vào chế biến gỗ ở Kuban
Ông Nguyễn Quốc Hùng cán bộ khoa học của Trung tâm chiến lược Nga tại châu Á thuộc Viện Kinh tế (Viện HLKH Nga) tán thành rằng chủ đề mà Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nêu ra rất có tính thời sự.

Đổi mới công nghệ là cần thiết cả trong ngành chế tạo máy,  sản xuất nông nghiệp, hậu cần, chế tạo thiết bị y tế và hàng chục ngành khác. Tôi cho rằng trong việc giải quyết nhiệm vụ này, Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ với Nga, vốn cũng đang đặt ra nhiệm vụ đầy kỳ vọng tương tự. Nga có quan tâm sống còn với việc hiện đại hóa cơ sở công nghệ của đất nước. Điều đó cần thiết để nâng cao động lực tăng trưởng kinh tế, cải thiện khả năng cạnh tranh, để đạt được thành tựu lớn hơn độc lập với xuất khẩu nguyên liệu thô. Việt Nam nên nghiên cứu kinh nghiệm của Nga để tạo thêm điều kiện thuận lợi giúp đạt tới mục tiêu mà Bộ trưởng đã nêu ra. 

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала