Tại sao những bộ óc giỏi nhất rời bỏ California trở về Trung Quốc?

Kỹ sư trưởng phát triển các giải pháp trong lĩnh vực AI trên Facebook đã chuyển sang làm việc tại Alibaba của Trung Quốc.
Sputnik

Kỹ sư gốc Trung Quốc  Jia Yang Khánh sẽ làm việc tại Học viện Alibaba DAMO (tên viết tắt của Discovery — khám phá, Adventure — phiêu lưu, Momentum — động lực và Outlook — triển vọng) — một bộ phận của công ty chuyên phát triển công nghệ cao, bao gồm cả trí tuệ nhân tạo. Jia Yang Khánh, người từng tốt nghiệp Đại học Thanh Hoa, được coi là một trong những chuyên gia giỏi nhất trên thế giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

Kỹ sư trưởng trốn chạy khỏi Tesla

Cho đến gần đây, Thung lũng Silicon ở Hoa Kỳ là nơi thu hút các kỹ sư giỏi nhất từ ​​khắp nơi trên thế giới, bao gồm cả từ Trung Quốc. Lĩnh vực việc làm có nhu cầu cao nhất là công nghệ máy tính và trí tuệ nhân tạo. Theo LinkedIn, trên thế giới chỉ có 1,9 triệu chuyên gia như vậy. 850 nghìn người trong số đó làm việc ở Hoa Kỳ và chỉ có 50 nghìn người đang làm việc ở Trung Quốc. Hiện nay trên thế giới có khoảng 2.500 công ty chuyên nghiên cứu, phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo. Và các công ty của Hoa Kỳ vẫn áp đảo trên thị trường thế giới và vượt trước Trung Quốc trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển AI, Trung tâm nghiên cứu Tencent thừa nhận.

Trước đây, những kỹ sư và nhà khoa học tài năng nhất từ Trung Quốc đã tìm cách tốt nghiệp đại học và làm việc tại Hoa Kỳ. Nhiều người trong số họ đã tham gia vào việc tạo ra các sản phẩm làm thay đổi Internet và lĩnh vực CNTT. Steve Chen, người tốt nghiệp trường đại học ở Mỹ, đã thành lập Youtube. Andrew Ng — bộ não Google Brain. Li Kaifu, chuyên gia hàng đầu thế giới về AI và là người đứng đầu Sinovation Ventures, cũng đã làm việc cho Google trong nhiều năm. Và Jia Yangqing cũng đã thu lượm những kinh nghiệm trong Google Brain, mà sau đó những kinh nghiệm này là rất hữu ích để phát triển các giải pháp AI trên Facebook.

Thung lũng Silicon mất dần vốn đầu tư từ Trung Quốc

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các chuyên gia giỏi nhất trong lĩnh vực này bắt đầu chuyển sang làm việc tại Trung Quốc. Andrew Ng đã chuyển sang làm việc tại Baidu, sau đó rời khỏi công ty và chỉ để lại một dự án khởi nghiệp của riêng mình. Li Kaifu đã rời Google để thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm của riêng mình tại Trung Quốc. Alibaba đã đề xuất chức vụ phó chủ tịch kỹ thuật dẫn đầu bộ phậm nghiên cứu và phát triển dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo để Jia Yangqing rời bỏ Facebook. Trung Quốc đang mở ra những triển vọng lớn hơn so với Thung lũng Silicon cho các nhà khoa học và kỹ sư. Trên thực tế đất nước này đã đuổi kịp Mỹ trong nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ, — chuyên gia Li Kai, Phó giáo sư, Đại học Tài chính và Kinh tế Sơn Tây (Trung Quốc) nói với Sputnik:

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng trong gần 40 năm liền, hoạt động sản xuất đang phát triển nhanh chóng, sự chênh lệch với các nước phương Tây đang giảm dần. Và trong một số lĩnh vực, chúng tôi đã đuổi kịp Hoa Kỳ, ví dụ, về trí tuệ nhân tạo, 5G. Thứ hai, Trung Quốc không gặp phải tình trạng thiếu đầu tư, trong khi ở Hoa Kỳ dòng vốn chảy ra khỏi nước, những cơ sở sản xuất chuyển đi nơi khác, còn có những vấn đề khác. Một số công nghệ tiên tiến (ví dụ, ô tô tự lái) nên được phát triển đồng bộ với các ngành công nghiệp truyền thống. Nhưng ở Mỹ, trong bối cảnh hậu công nghiệp hóa, một số ngành truyền thống đã bị loại bỏ. Ngoài ra, Trung Quốc dành những khoản tiền đáng kể để thu hút các chuyên gia tài năng, đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, vì vậy Trung Quốc và đặc biệt là các thành phố như Thâm Quyến và Thượng Hải đang trở nên rất hấp dẫn đối với các chuyên gia nước ngoài. Rất nhiều người Trung Quốc đi du học. Sau đó, họ trở về quê hương và cảm thấy thoải mái như "cá gặp nước". Họ quen thuộc với thói quen và truyền thống văn hóa địa phương, và môi trường đổi mới ở Trung Quốc đã trở nên thuận tiện hơn nhiều nhờ sự tập trung và hiệu ứng quy mô.

Vì sao chuyên gia CNTT Trung Quốc rời Thung lũng Silicon để hồi hương?

Chuyên gia Li Kai lưu ý rằng, chính sách của nhà nước cũng góp phần quan trọng vào việc thu hút các chuyên gia giỏi nhất. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhận thức rõ rằng, không thể hoàn thành nhiệm vụ đầy tham vọng là đưa đất nước trở thành nhà lãnh đạo thế giới về trí tuệ nhân tạo đến năm 2030 nếu không áp dụng các biện pháp hành chính để thu hút nhân tài thế giới. Ví dụ, áp dụng chế độ miễn thị thực đối với các chuyên gia nước ngoài có trình độ cao và các thành viên gia đình của họ. Các nhà khoa học và nhà phát triển công nghệ cao có thể được cấp thị thực Trung Quốc trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm. Và họ có thể vào nước không giới hạn số lần.

Những công ty được gọi là "nhà vô địch quốc gia" — các tập đoàn công nghệ lớn nhất như Alibaba, Baidu, Tencent cũng nhận được sự hỗ trợ của nhà nước. Sự hỗ trợ của chính phủ cho phép các đại gia công nghệ Trung Quốc không tiếc tiền cho việc mở rộng ra nước ngoài hoặc thu hút các chuyên gia giỏi nhất từ ​​các đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Ở Trung Quốc, chuyên viên khoa học cao cấp có thể được nhận tới một triệu USD mỗi năm.

Những biện pháp này đã giúp Trung Quốc tạo bước đột phá về công nghệ. Bây giờ Mỹ lo lắng rằng họ có thể mất vị trí dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực công nghệ. Ngay hiện nay Trung Quốc đứng đầu thế giới về số phát minh, sáng chế, vượt trước Hoa Kỳ về số lượng công trình khoa học trong lĩnh vực AI. Mặt khác, Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể hợp tác trong lĩnh vực này. Mỗi quốc gia đều có những lợi thế cạnh tranh riêng, do đó, cuộc đua công nghệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc hoàn toàn không phải là một trò chơi "tổng bằng không" (Zero-Sum-Game), chuyên gia Li Kai nói.

Trí tuệ nhân tạo giúp học sinh Trung Quốc thi đậu đại học

Trên thực tế, Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể bổ sung cho nhau và hợp tác trong các ngành công nghiệp công nghệ cao. Hoa Kỳ phát triển mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu những vấn đề cơ bản, còn Trung Quốc phát triển mạnh trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng. Do đó, hai nước có tiềm năng hợp tác to lớn. Trung Quốc rất nhanh chóng nhận ra: công nghệ mới có thể được áp dụng trong lĩnh vực nào và phải làm thế nào để kiếm tiền từ nó. Sau đó những khoản tiền này có thể được đầu tư vào nghiên cứu cơ bản. Tất nhiên, cuộc chiến thương mại và cuộc chiến công nghệ không tạo ra bầu không khí thuận lợi, nhưng, cũng cho chúng ta thấy tiềm năng to lớn của Trung Quốc. Những phát minh của Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ cao đang được sử dụng trên toàn thế giới. Có lẽ sau một thời gian, Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ đẩy các nước khác khỏi thị trường và sẽ trở thành hai cầu thủ lớn nhất trên thế giới trong lĩnh vực công nghệ cao và kỳ lân công nghệ. Nhưng, cần phải hiểu rằng, Hoa Kỳ vẫn rất mạnh trong khoa học cơ bản. Do đó, tốt hơn hết là chúng ta không nên ở trong tình trạng chiến tranh lạnh, mà ngược lại, nên phát triển hợp tác vì lợi ích của cả hai nước.

Trong khi chính quyền Trump đang suy nghĩ về việc áp đặt các hạn chế mới đối với xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc, và Ủy ban châu Âu gọi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh và kêu gọi các công ty châu Âu không hợp tác với Trung Quốc trong việc tạo ra mạng di động thế hệ 5 (5G); nhưng, các daonh nghiệp lại muốn phát triển hợp tác với Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ. Baidu có ba phòng thí nghiệm nghiên cứu tại Hoa Kỳ. Một gã khổng lồ công nghệ khác là Tencent đã mở một trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo ở Seattle. Các công ty nước ngoài cũng chủ trương mở phòng thí nghiệm tại Trung Quốc. Google đang tạo ra một trung tâm nghiên cứu tại Bắc Kinh. Baidu và Intel đang tạo ra ở Trung Quốc một phòng thí nghiệm chung để nghiên cứu 5G và trí tuệ nhân tạo. Trung tâm nghiên cứu Châu Á của Microsoft — Microsoft Research Asia tại khu vực châu Á — Thái Bình Dương làm việc tại Bắc Kinh suốt hơn 20 năm.

Thảo luận