Robot — gia sư đã được thử nghiệm ở một số vùng. Giả định robot này sẽ có thể rèn luyện cho học sinh trong kỳ thi tuyển chọn Gaocao toàn Trung Quốc vào các trường đại học. Theo ý kiến của các nhà phát triển, trí thông minh nhân tạo sẽ đảm nhận nhiệm vụ này hiệu quả hơn nhiều so với giáo viên.
Trí tuệ nhân tạo được sử dụng rộng rãi trong ngành ngân hàng, đặc biệt là trong quá trình làm việc với các sản phẩm tín dụng. Với sự chấp thuận của các khoản vay, trí thông minh nhân tạo tự thiết lập so sánh dữ liệu của khách hàng và số tiền họ yêu cầu với mô hình chấm điểm và trong vòng vài giây sẽ tạo ra được đề nghị tín dụng cá nhân, ngay cả đối với người vay có tín dụng xấu hoặc chưa vay tín dụng. Máy phân tích cơ sở dữ liệu lớn, bao gồm hành vi tài chính và chi tiêu của khách hàng, sau đó khéo léo chọn lọc khách hàng đáng tin cậy từ tất cả các khách hàng không đạt tiêu chuẩn.
Có dự đoán rằng hệ thống sẽ hoạt động theo phương pháp này. Trí tuệ nhân tạo sẽ nhận biết những điểm yếu của mỗi học sinh. Sau đó, chương trình giảng dạy sẽ được thiết kế để tập trung vào những lỗ hổng kiến thức của người học. Đây là sự khác biệt chủ yếu giữa phương pháp giảng dạy với sự giúp đỡ của trí thông minh nhân tạo và việc đào tạo nhóm tiêu chuẩn với giáo viên. Theo các nhà phát triển robot, đào tạo nhóm không hiệu quả vì cấp độ kiến thức và trình độ đào tạo của học sinh không giống nhau. Một số học sinh "dẫm chân ngay tại chỗ", vì những người chậm tiến sẽ không thể nào tiếp thu tài liệu mới. Mặt khác, đối với những học sinh yếu kém phương pháp này cũng không phải lúc nào cũng có thể áp dụng, vì giáo viên không thể chú ý đến những khía cạnh mà học sinh chưa nắm bắt được, Li Haoyan nói.
Gia sư- robot của ông đã được thử nghiệm vào tháng 10 tại thành phố Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam. Trong thử nghiệm, có 78 học sinh tham gia. Họ được chia thành hai nhóm: một số học theo chương trình trí tuệ nhân tạo, nhóm khác — với các giáo viên có kinh nghiệm, với thâm niên trung bình là hơn 17 năm giảng dạy. Cuộc thử nghiệm chứng tỏ tính hiệu quả của công nghệ mới. Ví dụ, kết quả các bài kiểm tra toán đối với những người học theo hướng dẫn của robot có kết quả được cải thiện trung bình 36,13 điểm, trong khi chỉ số tương tự đối với những người đã học ở các lớp chuẩn chỉ là 26,18 điểm. Huang Weiping, Giáo sư kinh tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc cho rằng robot chỉ có thể là một bổ sung hữu ích cho quá trình giáo dục, chứ không chắc nó có thể thay thế hoàn toàn giáo viên thực.
"Robot có một ưu điểm — nó có thể thực hiện một số loại công việc nhanh hơn nhiều so với con người, ví dụ, tiến hành bài test kiểm tra. Nhưng liệu robot có thể quản lý quá trình giáo dục hay không?— ở đây có thể đặt một dấu chấm hỏi đậm. Bây giờ ở Trung Quốc có nhiều ứng dụng khác nhau giúp làm bài tập về nhà, thậm chí trả bài kiểm tra chất lượng học tập. Robot tất nhiên là một sản phẩm mới. Nhưng nó cũng sẽ không thay thế được con người. Nhiều khả năng, robot- gia sư sẽ đóng vai trò như là dụng cụ giảng dạy bổ sung. Ai sẽ chịu trách nhiệm về nó — hiện thời câu hỏi chưa được đặt ra như vậy, bởi vì công nghệ vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Nhưng trong tương lai, robot sẽ có thể tính đến các đặc điểm tâm lý và đặc điểm của mỗi cá nhân ".
Khởi nghiệp Star-up Yixue Education đã thu hút 270 triệu nhân dân tệ đầu tư phát triển tại Trung Quốc đại lục. Giờ đây, gia sư- robot có một trăm ngàn người sử dụng trả tiền. Việc đào tạo, tùy thuộc vào chương trình đã chọn, có giá khác nhau. Như Li Haoyan cho biết: đã có khoảng 10.000 người dùng trả cho chương trình hơn 10.000 nhân dân tệ. Và một số người đã tiêu tốn đến 50 nghìn! Thương vụ hứa hẹn sẽ đem lại lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận đạt từ 80-90%.
Theo đánh giá của PwC, triển khai trí tuệ nhân tạo vào năm 2030 sẽ đưa đến cho GDP thế giới 14,7 nghìn tỷ USD. Đây là con số lớn hơn so với tổng sản lượng sản xuất công nghiệp hiện tại ở Trung Quốc và Ấn Độ. Do đó, nhóm chuyên gia của PwC xem công nghệ trí tuệ nhân tạo là hướng phát triển kinh doanh triển vọng nhất.
Rõ ràng, chính quyền Trung Quốc cũng chia sẻ quan điểm tương tự. Vào tháng 7 năm 2017, Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã công bố "Chương trình Phát triển Trí tuệ nhân tạo của kỷ nguyên mới". Theo tài liệu này, Trung Quốc cần trở thành trung tâm đổi mới thế giới trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo vào năm 2030.