Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải trình về đạo đức của giáo viên

Liên quan đến vấn đề quyền và nghĩa vụ của giáo viên, nhất là vấn đề đạo đức của giáo viên, hiện nay dư luận đang rất quan tâm. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị để giải trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách vào tháng 4 tới.
Sputnik

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc vừa thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp 32. Về dự án Luật Giáo dục (sửa đổi), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, dự thảo trình tại phiên họp này đã tiếp thu nghiêm túc ý kiến Nhân dân, ý kiến đại biểu Quốc hội, cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu đề ra. Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cơ quan thẩm tra, Ban soạn thảo và các cơ quan liên quan cần tiếp tục rà soát các quy định của dự thảo Luật.

Chuyện khó tin có thật: Nhận quyết định nâng lương, giáo viên phải đóng phí

Trong đó cần lưu ý hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, liên thông: Quy định liên thông theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam và phù hợp với các luật liên quan.

Về chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông: Chương trình giáo dục phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành được thực hiện thống nhất trong cả nước; sách giáo khoa là tư liệu giảng dạy, được thẩm định bởi Hội đồng quốc gia do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập. Quy định cụ thể Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục và Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phê duyệt, hướng dẫn sử dụng sách giáo khoa.

“Việc biên soạn, phát hành sách giáo khoa phải bảo đảm phù hợp với Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Xuất bản. Đề nghị Ban soạn thảo phối hợp với cơ quan thẩm tra tiếp tục hoàn thiện nội dung này theo tinh thần Nghị quyết số 88/2014/QH13 và phù hợp với điều kiện kinh tế — xã hội của đất nước; báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định”, thông báo nêu rõ.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ giải trình về đạo đức của giáo viên

Về quyền và nghĩa vụ của giáo viên, nhất là vấn đề đạo đức của giáo viên, hiện nay dư luận đang rất quan tâm, đề nghị tiếp tục hoàn thiện quy tắc ứng xử của giáo viên, giao rõ thẩm quyền cho Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chuẩn bị ý kiến về nội dung này để giải trình tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách (tháng 4/2019).

Lời thách thức của cô giáo chửi học viên là 'óc lợn': Sự lấp liếm và dối trá

Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao cơ quan thẩm tra chủ trì, phối hợp với cơ quan soạn thảo và các cơ quan liên quan tiếp tục hoàn thiện các nội dung trên; rà soát kỹ thuật lập pháp nhằm bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, đặc biệt là với Luật Giáo dục đại học và Luật Giáo dục nghề nghiệp; báo cáo xin ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách. Trước đó, tại phiên họp thứ 32, nhắc lại một số vụ việc gây bức xúc dư luận vừa qua, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng, tình trạng học sinh bị giáo viên xâm hại, tuy chỉ là cá biệt nhưng xã hội rất quan tâm. Trước thực trạng một vài người thầy lệch chuẩn, bị xã hội lên án, bà Nga mong muốn luật sửa đổi lần này có thêm điều quy định cho phù hợp với Luật trẻ em. Trên cơ sở đó xác định rõ trách nhiệm của giáo viên, nhà trường và xã hội để bảo vệ trẻ em.

“Đạo đức chuẩn mực của ngành rất quan trọng. Ngành y có “y đức”, vậy chuẩn mực trong xử sự của giáo dục có chưa? Nếu chưa thì có thể thiết kế thêm, trên cơ sở đáp ứng chuẩn mực bộ quy tắc ứng xử, yêu cầu nằm trong tiêu chuẩn giáo viên, tránh những trường hợp xảy ra trong thời gian qua”, bà Nga đề nghị.

Cùng mối quan tâm, Trưởng Ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho rằng, quy định về quyền và trách nhiệm của nhà giáo chỉ quy định trong giờ học chính khóa.

Giáo viên Toán "thách đố" Bộ trưởng Bộ Giáo dục dạy Toán lớp Một
Thế nhưng, trên thực tế, như vụ việc ở Bắc Giang vừa qua, những hành vi không đúng mực lại xảy ra vào giờ học thêm, diễn ra vào buổi chiều sau khi người thầy uống rượu.

Bà cho rằng, quy định như dự thảo là tương đối, nhưng còn sơ hở phần dạy thêm.

“Nếu xảy ra sai phạm, xử lý theo quy định pháp luật rồi, còn trong luật, việc quản lý nhà nước ở đây như thế nào? Có thể đưa thêm một số điều. Tình trạng thầy giáo dâm ô học sinh khi học thêm, khi gia sư hẳng hạn thì xử lý như thế nào?”, bà Hải nêu.

Thảo luận