Lời thách thức của cô giáo chửi học viên là 'óc lợn': Sự lấp liếm và dối trá

© Ảnh : phununewscô giáo cầm tiền
cô giáo cầm tiền - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Không tự nhận mình là giáo viên nhưng vẫn có quyền đứng lớp như một “thợ dạy”, rõ ràng là có sự dối trá và lấp liếm. Nhân cách của cô Nguyễn Kim Tuyến, theo Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, chắc chắn là đang có vấn đề.

Trao đổi với PNVN sáng 8/5, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, tỏ ra vô cùng ngỡ ngàng trước những thông tin mới nhất của vụ việc cô giáo chửi học sinh như "lợn" liên quan đến buổi livestream của cô này trên mạng xã hội vào tối 7/5.

Là một trong những người lên tiếng mạnh mẽ về thái độ của cô Tuyến khi vụ việc chửi học sinh như "lợn" xảy ra, TS Tùng Lâm thêm một lần nữa nhấn mạnh rằng, mọi lời lẽ mà cô này nói ra đều thể hiện sự dối trá và lấp liếm.

"Bản chất cô này đúng là không phải giáo viên vì không được đào tạo. Nhưng vấn đề ở chỗ là đã không được đào tạo thì phải biết lắng nghe, rút kinh nghiệm. Cứ làm bừa và tự nhận mình đúng thì vô cùng nguy hiểm, không bao giờ có chuyện giáo dục cho phép chửi mắng người học cả!" — thầy Lâm bức xúc.

Theo thầy Tùng Lâm, việc cô này không nhận mình là người dạy, thể hiện sự lấp liếm, bởi nếu không phải là giáo viên thì ai cho phép cô đứng trên bục giảng và dạy người khác?

Tuy đây chỉ là trung tâm dạy tiếng Anh nhưng cũng là nơi truyền bá kiến thức, dạy dỗ con người. Song, cô giáo đã ứng xử hết sức thô lỗ, có những ngôn từ "chợ búa", mà giờ ở chợ còn có văn hóa hơn.

"Bản thân người dạy không chỉ có tri thức mà còn phải có nhân cách, dạy học sinh bằng chính nhân cách đó. Hay nói cách khác, nhân cách là công cụ dạy học chứ không phải là hình nhân thế mạng đứng trên bục giảng. Còn nếu chỉ truyền đạt kiến thức, thì robot sẽ trả lời hết. Còn đã là giáo viên, bằng nhân cách, mới tác động đến học sinh và các em vẫn cần giáo viên" — TS Nguyễn Tùng Lâm phân tích.

Bình luận về việc cô Tuyến vẫn livestream trả lời dư luận và sẽ tiếp tục hình thức này để thách thức dư luận, TS Tùng Lâm cho biết đó là quyền cô ta. Thế nhưng, không phải ai cũng ngồi trên dư luận được. Thái độ thách thức là rất đáng lên án, không thể nào chấp nhận được. Với tư cách là một công dân, thì sai gì phải nhận cái đó, chịu trách nhiệm về hành vi của mình chứ không phải cãi bừa là được.

"Hành vi của cô này phải được xử lý hành chính nghiêm trước pháp luật, cô này và trung tâm MST phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, đồng thời qua đây phải xem lại công tác quản lý các trung tâm dạng như MST, đây là bài học lớn cần phải rút kinh nghiệm, bởi chẳng ai biết còn bao nhiêu trung tâm dạng như thế nào đang tồn tại" — thầy nói.

Trước đó, bình luận về quy định kỷ luật thép của trung tâm Anh ngữ "phạt", "đuổi học", hay cách giải thích "xưng hô mày — tao để học viên sợ mà học" của giáo viên tiếng Anh Nguyễn Kim Tuyến, TS Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, cách làm này hoàn toàn sai, đáng lên án.

"Trong giáo dục đòi hỏi phải nghiêm khắc, nhưng phải bằng yêu cầu cao chứ không phải bằng thái độ miệt thị, vùi dập người khác. Cách hành xử này trái với mục tiêu, cũng như phương pháp giáo dục hiện đại. Nghiêm khắc cần thể hiện ở dẫn dụ để người mắc lỗi thấy sai lầm, từ đó tự chịu trách nhiệm về việc làm của mình, chứ không phải trấn áp, dồn đẩy người khác khi họ có lỗi" — thầy Lâm cho biết.

Nguồn: phunuvietnam

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала