Mở rộng Tân Sơn Nhất trái quyết định Thủ tướng và trách nhiệm của Bộ trưởng Thể

“Tôi đã đọc cả 2 thông báo kết luận của Thủ tướng và quyết định của Bộ GTVT. Có lẽ Bộ GTVT đang làm trái chỉ đạo của Thủ tướng”, báo Môi trường và Đô thị dẫn lời ĐBQH Phạm Văn Hòa nói.
Sputnik

Cách đây đúng một năm, tại phiên họp Thường trực Chính phủ trưa 28/3/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc quyết định sẽ thực hiện mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất theo phương án của Công ty Tư vấn Độc lập của Pháp ADPI. Theo đó, đề xuất của Công ty Tư vấn ADP-I của Pháp là sẽ xây dựng thêm một nhà ga hành khách của sân bay Tân Sơn Nhất với diện tích sàn 200.000 m2, để có thể phục vụ 20 triệu hành khách mỗi năm ở phía nam, tức phía nhà ga hiện hữu.

Bộ GTVT không giao cho tư nhân làm nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh phương án này đã được thảo luận công khai minh bạch và cơ bản TP.HCM đã đồng ý. Hơn nữa, phương án này đảm bảo hiệu quả toàn diện từ sử dụng vốn, đất đai cũng như kinh tế, kỹ thuật và an ninh, an toàn.

Tuy nhiên, cách đây không lâu, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ lại ký quyết định 1942/QĐ-BGTVT, ban hành ngày 31/8/2018. Theo đó, Bộ GTVT đã bỏ qua những đề xuất của tư vấn Pháp ADP-I Engineering về việc xây dựng nhà ga T3 thành nhà ga lưỡng dụng mang tính an ninh quốc phòng cao.

Liên quan đến việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, trả lời PV, ĐBQH Phạm Văn Hoà — Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khẳng định đây là nhu cầu bức thiết đối với ngành giao thông, TP.HCM và phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam nói chung.

Đại biểu Hòa cho rằng, trong 5 năm qua, tình hình quả tải tại sân bay Tân Sơn Nhất rất căng thẳng, vì vậy Quốc hội đã ban hành nghị quyết cho phép thành lập xây dựng sân bay Long Thành. Việc đầu tư xây dựng sân bay Long Thành tốn kém rất nhiều tiền. Trong khi đó, Tân Sơn Nhất lại không đảm bảo đáp ứng được nhu cầu hàng không Quốc tế.

Đường băng Nội Bài, Tân Sơn Nhất có nguy cơ đóng cửa

Vị này khẳng định sân bay Tân Sơn Nhất đang chiếm vị trí rất quan trọng trong thời điểm hiện nay. Do đó, việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất là tình thế rất cấp bách, khẩn trương và cần thiết để đảm bảo việc tiếp đón hành khách nội địa và Quốc tế đến TP.HCM.

Việc Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất đã có kết luận của Thủ tướng giao cho tư vấn ADP-I (Pháp) để nghiên cứu phương án là một việc rất đáng hoan nghênh. Việc giao cho tư vấn ADP-I là đảm bảo khách quan minh bạch cùng với đó là trình độ của tư vấn nước ngoài đảm bảo được việc mở rộng Tân Sơn Nhất

“Tôi xin nhắc lại là Thủ tướng đã 2 lần kết luận về phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất và đều đồng ý với phương án của tư vấn ADP-I thì tại sao Bộ GTVT lại không chịu thực hiện”,ĐBQH Phạm Văn Hòa đặt câu hỏi.

Ngày 26/12/2018, Văn phòng Chính phủ tiếp tục ra văn bản hoả tốc số 477/TB-VPCP thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vẫn chọn phương án mở rộng Tân Sơn Nhất của tư vấn ADP-I chứ không phải ACV. Điều này khẳng định phương án của tư vấn ADP-I là hiệu quả nhất.

Đại biểu Phạm Văn Hòa

ĐBQH Phạm Văn Hòa nhấn mạnh:

 “Tôi đã đọc cả 2 thông báo kết luận của Thủ tướng và quyết định của Bộ GTVT và thấy rằng, Bộ GTVT đang cố tình làm trái chỉ đạo của Thủ tướng. Thủ tướng đã đồng ý phương án của tư vấn ADP-I thì chẳng có lý do gì mà Bộ GTVT lại không thực hiện, có thể thấy rõ Bộ GTVT có dấu hiệu không tuân thủ chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ”.

Một vấn đề khác nữa cũng rất đang quan tâm, đó là việc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất có một quỹ đất với diện tích rất lớn là đất Quốc phòng đã được Thủ tướng đồng ý cho phép giao quỹ đất này cho TP.HCM và Bộ GTVT để thực hiện mở rộng Tân Sơn Nhất. Tôi cho rằng, đây là điều rất yếu và khách quan được nhân dân và các bộ ngành đã ủng hộ.

Quyết định cuối cùng về sân bay Tân Sơn Nhất
Đánh giá về việc xây dựng nhà ga lưỡng dụng phục vụ chung cho cả quốc phòng và hàng không dân dụng (đón 10 triệu khách) tại Tân Sơn Nhất, ông ĐBQH Phạm Văn Hòa nói:

“Hiện nay, sân bay Tân Sơn Nhất là sân bay lưỡng dụng vừa đảm bảo an ninh hàng không và cũng phải đảm bảo an ninh vùng trời phía Nam Tổ Quốc. Do đó, việc xây dựng nhà ga lưỡng dựng là rất cần thiết vừa đảm bảo được an ninh quốc phòng mà lại giảm tải được tình trạng quá tải hàng không dân dụng”.

Vị này nói thêm, việc Bộ GTVT đang có vấn đề khi làm trái kết luận của Thủ tướng. ACV là doanh nghiệp cổ phần, có yếu tố nước ngoài nên giao đất cho ACV rất khó. Bởi việc giao đất quốc phòng phải tuân thủ các quy định của pháp luật theo luật đất đai, luật đầu thầu. Bộ GTVT không thể nói chọn ACV là có thể chọn được mà phải tuân thủ quy định của pháp luật.

“Tôi đề nghị Văn phòng Chính phủ kiểm tra lại việc thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ trong vấn đề này để chấn chỉnh nghiêm minh”, ĐBQH nhấn mạnh.

Thảo luận