Bộ GTVT không giao cho tư nhân làm nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

© Flickr / Cuong Nguyensân bay Tân Sơn Nhất
sân bay Tân Sơn Nhất - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ hoài nghi tiến độ chỉ 1 năm hoàn thành mà một số nhà đầu tư tư nhân đưa ra. Ông cho biết Bộ GTVT đã đề xuất giao ACV thực hiện, dự kiến mất 40 tháng, Zing thông tin.

Chiều 19/3, buổi tọa đàm về việc đẩy nhanh tiến độ mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất được tổ chức với sự vắng mặt của một số nhà đầu tư tư nhân đang xin làm nhà ga T3, dù ban đầu kế hoạch có mặt.

Hành lý của khách tại sân bay - Sputnik Việt Nam
Sân bay Tân Sơn Nhất: Chuyện 3 vali bị hỏng, vỡ của Đại sứ Việt Nam và lời giải thích

Trình Quốc hội ở kỳ họp cuối năm 2019

Mở đầu tọa đàm, Thứ trưởng Lê Đình Thọ khẳng định sân bay Tân Sơn Nhất đang quá tải và việc mở rộng là rất bức thiết. Công suất thiết kế hiện tại là 28 triệu hành khách, nhưng đến năm 2018 sân bay đã đón đến 38,5 triệu hành khách. Chính phủ đã đồng ý điều chỉnh quy hoạch, để mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất lên 50 triệu hành khách/năm. Và thời gian tới sẽ đầu tư nhà ga hành khách T3.

Thứ trưởng Thọ cho biết Bộ GTVT đã quyết định đề xuất Chính phủ giao cho Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACVACV+0.69%) thực hiện xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.

Hiện tại ACV đã hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi về dự án. Tổng vốn đầu tư cho dự án vào khoảng 11.000 tỷ đồng.

Thứ trưởng Lê Đình Thọ cũng thông tin dự án nhà ga T3 Tân Sơn Nhất là rất lớn, thuộc dự án nhóm A. Do đó, Bộ GTVT đã giao cho ACV chuẩn bị hồ sơ trình Chính phủ trong tháng 4 tới, sau đó Chính phủ trình ra Quốc hội thông qua vào kỳ họp cuối năm.

Ông cũng khẳng định Tân Sơn Nhất luôn tồn tại song hành với sân bay Long Thành, dự kiến được đưa vào khai thác năm 2025.

Mất ít nhất 40 tháng

Tiếp viên hàng không Hong Kong Airlines có thể bảo vệ bản thân và bảo vệ người khác vì biết kung fu. - Sputnik Việt Nam
Vừa đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, hai nữ tiếp viên hàng không lao vào đánh nhau
Thứ trưởng Bộ GTVT cũng giải thích tại sao Bộ GTVT lại chọn ACV để xây dựng nhà ga T3 Tân Sơn Nhất.

"ACV là nhà quản lý khai thác cảng đầu tiên và nhiều kinh nghiệm hàng đầu Việt Nam. Ở Việt Nam chỉ có 2 doanh nghiệp quản lý khai thác cảng là ACV và Vân Đồn, trong khi ACV chiếm 21/22 sân bay", ông giải thích.

Theo Thứ trưởng Thọ, ACV là người thực hiện xây dựng các kế hoạch đầu tư nâng cấp, sửa chữa, bảo trì kết cấu hạ tầng cảng hàng không. Doanh nghiệp này cũng có nguồn lực đầu tư và kinh nghiệm tốt.

Ngoài ra, ông Thọ cũng cho biết việc lựa chọn ACV còn căn cứ vào phương án đầu tư, lựa chọn thời gian thi công….

Nói về đề xuất xây dựng nhà ga của tư nhân, Thứ trưởng Thọ hoài nghi với việc các doanh nghiệp này tuyên bố có thể làm xong nhà ga T3 chỉ trong vòng 1 năm. Ông Thọ nhấn mạnh chỉ có thể xong nhà ga công suất 4-6 triệu hành khách trong vòng 1 năm, chứ với nhà ga công suất 20 triệu hành khách thì phải mất ít nhất 40 tháng.

Sân bay Tân Sơn Nhất - Sputnik Việt Nam
Quyết định cuối cùng về sân bay Tân Sơn Nhất
Vị này khẳng định đầu tư dự án nhóm này phải theo rất nhiều quy trình khác nhau: từ khâu chuẩn bị đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi, sau đó mới lập dự án khả thi. Nếu công trình loại A lại phải thiết kế kỹ thuật, rồi mới thiết kế bản vẽ thi công, sau đó mới quản lý đấu thầu, tổ chức triển khai, rồi giai đoạn kết thúc đầu tư, nghiệm thu thanh toán công trình…

"Đối với các quy định hiện hành thì không thể 1-2 năm có thể xong được nhà ga này. Chúng tôi đã tính toán những phương án tối ưu nhất, kể cả chỉ định thầu, tối thiểu cũng phải mất 40 tháng. Do đó, Bộ GTVT kiến nghị để ACV thực hiện", ông Thọ nói.

Theo ACV, nhà ga T3 rộng khoảng 100.000-120.000 m2. Ngoài nhà ga T3, ACV cũng đề xuất đầu tư đồng bộ sân đỗ máy bay, hệ thống dẫn đường trên cao 2 làn xe, cầu cạn trước nhà ga 5 làn xe và hệ thống sân đỗ ôtô, nhà để xe cao tầng…

Dự kiến thời gian hoàn vốn của dự án là 22 năm. Trong giai đoạn 2023-2043, dự án dự kiến mang lại lợi nhuận khoảng 11.800 tỷ đồngsau khi đã điều chỉnh trượt giá (với lãi suất chiết khấu là 7,5%).

Máy bay ngập trên không và đường băng tại Tân Sơn Nhất - Sputnik Việt Nam
Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất: Tư vấn TP.HCM ngược chiều tư vấn Pháp
Tháng 1/2017, Hãng hàng không Vietjet cũng đề nghị Bộ GTVT cho phép đầu tư nhà ga có công suất khoảng 10 triệu hành khách/năm tại lô đất tiếp giáp khu vực sân đỗ 21 ha.

Ngoài ra, Vietjet cũng xin đầu tư dự án tổ hợp kỹ thuật và dịch vụ hàng không Vietjet tại khu đất 30 ha với tổng mức đầu tư lên tới 3.048 tỷ đồng để xây dựng một nhà ga hàng hóa công suất 300.000 tấn/năm. Ngoài ra còn có khu sửa chữa, bảo dưỡng kỹ thuật tàu bay và chế biến suất ăn.

Tháng 12/2018, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương — IPP đã có công văn gửi Bộ trưởng GTVT đề nghị được cùng với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACVACV+0.69%) đầu tư nhà ga hành khách T3.

Tháng 2/2019, FLC cho biết nếu được chấp nhận sẽ cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu hình thức đầu tư phù hợp và thực hiện xây dựng Nhà ga T3 theo đúng quy hoạch được duyệt sau 1 năm thi công.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала