Theo lời ông, Hoa Kỳ trước đây đã sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để "ngăn chặn Hồng quân trên lãnh thổ Ba Lan", và các kế hoạch như vậy vẫn tồn tại cho đến tận ngày nay trong trường hợp "Nga xâm lược ".
Vị tướng nói thêm rằng không một quốc gia châu Âu nào, kể cả Ba Lan, có thể đứng một mình chống chọi với quân đội Nga. Đó là lý do tại sao, vào năm 1999, Warsawa đã gia nhập Liên minh Bắc Đại Tây Dương,- Skshipchak nhấn mạnh.
Đồng thời, vị tướng này phàn nàn rằng NATO đã suy yếu và trở nên kém hiệu quả - theo ý kiến của ông, điều này được chứng minh bằng sự thống nhất của Crưm với Nga và cuộc xung đột nội bộ của Ukraina ở Donbass. Ngoài ra, vị tướng chỉ ra rằng: trong NATO, quá trình đi đến quyết định kéo quá dài. Theo quan điểm của Skshipchak, Nga có thể dễ dàng chiếm lãnh thổ của các nước Baltic, và trận chiến giữa liên minh Bắc Đại Tây Dương và quân đội Nga sẽ xảy ra tại Ba Lan. Do đó, vị tướng này cho rằng NATO nên nhìn nhận tầm quan trọng của Warsawa đối với liên minh.
Như nhà phân tích chính trị, chuyên gia quân sự, Tiến sĩ khoa học lịch sử Ivan Konovalov lưu ý trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, mục tiêu của Warsawa chính là để thuyết phục Washington về tầm quan trọng của nó đối với Hoa Kỳ và NATO.
“Bây giờ, Washington, cũng như toàn bộ liên minh Bắc Đại Tây Dương, đang xem xét những gì xảy ra ở Ba Lan với thái độ hoài nghi nghiêm trọng. Tất nhiên, Ba Lan, trong khuôn khổ của NATO, hành xử như thể họ muốn trở thành “ vợ yêu” đối với Washington. Họ đang giật xé áo mình, chứng tỏ rằng đây là nước tiền tuyến - họ nói rằng chính Nga đang tấn công Ba Lan. Họ tạo ra kịch bản về hành lang Suwalki - đây là nơi có cửa đột phá ngắn nhất từ Belarus đến tỉnh Kaliningrad. Liên tục xuất hiện các kịch bản rằng Nga sẽ làm điều đó, nếu các sự kiện ở Đông Âu sẽ phát triển theo kịch bản tiêu cực. Và chính Ba Lan đang “bơm nóng” kịch bản tiêu cực này. Mục tiêu rõ ràng rất đơn giản – để trở thành đồng minh số một",- ông Ivan Konovalov nói.