Đại tá Nguyệt: Trận đánh có 3 cường quốc Xô-Trung-Mỹ cùng trong đội hình chiến đấu QĐNDVN

Đó là trận tiến công giải phóng thị xã Tuy Hòa ngày 01.4.1975. Nhiệm vụ được Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 giao cho Sư đoàn BB 320 có tăng cường Tiểu đoàn xe tăng 1 của Trung đoàn 273, theo Trí Thức Trẻ.
Sputnik

Sau khi giải phóng Tây Nguyên, các lực lượng của binh đoàn Tây Nguyên đã không dừng lại mà "thừa thắng xông lên" giải phóng một loạt tỉnh, thành phố ven biển miền Trung như Nha Trang, Khánh Hòa, Phú Yên, Tuy Hòa...

Quân đội Việt Nam có thể được trang bị xe tăng cực kỳ hiện đại của Nga

Tuy Hòa - thị xã hiền hòa bỗng trở thành nơi đối đầu trực tiếp

Tuy Hòa- tỉnh lỵ của tỉnh Phú Yên là một thị xã ven biển có đường Quốc lộ 1 chạy qua. Với bãi biển đẹp trải dài hàng chục ki lô mét, lại được dòng sông Ba êm ả bao bọc... nên rất hiền hòa và thơ mộng. Đặc biệt, giữa lòng thị xã có núi Nhạn mà trên đỉnh núi có ngôi tháp Chàm nổi tiếng mang tên tháp Nhạn rất nên thơ và cực kỳ quyến rũ du khách.

Tuy nhiên, sau khi Tây Nguyên thất thủ và các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi được giải phóng thì Tuy Hòa - cái thị xã hiền hòa thơ mộng ấy nghiễm nhiên trở thành nơi đối đầu trực tiếp giữa hai bên.

Vì vậy, lực lượng phòng thủ tại đây đã được tăng cường đáng kể, bao gồm: 11 tiểu đoàn bộ binh, 5 đại đội pháo binh, 1 chi đội thiết giáp, các lực lượng bảo an, dân vệ, cảnh sát cùng với tàn quân từ Tây Nguyên, Nam Ngãi chạy về...

Hệ thống phòng thủ được tổ chức thành nhiều cụm phòng ngự mạnh quanh thị xã và trên núi Chóp Chài ở phía bắc. Ngay trên đỉnh núi Nhạn cũng bố trí một trận địa pháo để dễ bề khống chế xung quanh.

Chiến dịch lịch sử: Bộ đội Việt Nam chiếm xe tăng Trung Quốc sản xuất để đánh Khơ me Đỏ

Ngoài ra, sân bay Đông Tác vẫn còn một số máy bay hoạt động được, đồng thời do nằm ven biển nên lực lượng phòng thủ Tuy Hòa còn được chi viện bởi pháo hạm từ ngoài khơi.

Toàn bộ lực lượng phòng thủ ở đây do đích thân Chuẩn tướng Trần Văn Cẩm, Tư lệnh phó Quân đoàn 2 trực tiếp chỉ huy.

Ba siêu cường Mỹ-Xô-Trung "cùng sát vai" chiến đấu trong đội hình một đại đội

Nhiệm vụ tiến công Tuy Hòa được Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 giao cho Sư đoàn BB 320 được tăng cường Tiểu đoàn xe tăng 1 của Trung đoàn 273.

Điều đặc biệt của Tiểu đoàn này là có Đại đội 1 trang bị xe tăng T-54, Đại đội 6 trang bị xe thiết giáp K63 và Đại đội 9 trang bị xe M41 chiến lợi phẩm.

Xe tăng T-54 hạng trung do Liên Xô chế tạo. Với pháo nòng xoắn cỡ 100 mm nó là loại xe tăng có hỏa lực mạnh nhất tại chiến trường miền Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên, trọng lượng của nó khá nặng nên với địa hình đồng bằng ven biển như Tuy Hòa cũng sẽ gặp khó khăn vì dễ bị sa lầy.

Chuyên gia quân sự Việt nói về bạn đồng hành của xe tăng Việt Nam: Từ T-54 tới T-90

Xe tăng M41 do Mỹ chế tạo. Đây là loại xe tăng hạng nhẹ với pháo cỡ 76 mm. Mặc dù hỏa lực có khiêm tốn một chút song khả năng cơ động lại khá hơn. Đây là số xe mà Đại đội XT 9 thu được tại Cheo Reo-Phú Bổn và vừa mới huấn luyện chuyển loại cấp tốc xong nên trình độ sử dụng còn một số mặt hạn chế.

Xe K63 là xe thiết giáp do Trung Quốc sản xuất. Mặc dù trang bị chính chỉ có đại liên 12,7 mm song ưu điểm chính của nó là có thể chở theo 1 tiểu đội bộ binh. Xe lại bơi nước được nên nhìn chung khả năng cơ động tốt hơn hai loại xe tăng trên.

Đại tá Nguyệt: Trận đánh có 3 cường quốc Xô-Trung-Mỹ cùng trong đội hình chiến đấu QĐNDVN

Như vậy là trong tiểu đoàn có đủ đại diện của 3 siêu cường Xô-Trung-Mỹ lúc đó!

Sau khi nhận nhiệm vụ và đi trinh sát thực địa về, căn cứ vào tình hình địch và địa hình thực tế đại diện Trung đoàn XT 273 cùng Ban chỉ huy Tiểu đoàn XT1 quyết định "xốc lại" đội hình. Cụ thể là: biên chế hỗn hợp thành 2 đại đội: Đại đội XT1 và Đại đội XT 9. Trong đó, mỗi đại đội gồm 3 xe T-54, 3 xe M41 và 2 xe K63 để tăng cường cho 2 hướng tiến công của Sư đoàn 320. Số còn lại để làm dự bị.

Với cách biên chế hỗn hợp này, các loại xe trên sẽ hỗ trợ lẫn nhau được tốt hơn. Và thế là, đại diện của 3 siêu cường Xô- Trung- Mỹ đã "sát vai" chiến đấu trong đội hình hai đại đội này.

Cuộc hành quân trên biển có một không hai của xe tăng Việt Nam: Kỷ lục vô tiền khoáng hậu

Thực tế chiến đấu đã chứng tỏ đó là một quyết định chính xác!

Trận tiến công giải phóng thị xã Tuy Hòa bắt đầu lúc 5.30 ngày 01.4.1975. Khắc phục mọi khó khăn về đường cơ động, xe tăng thiết giáp dẫn đầu lực lượng đột phá trên cả 2 hướng tiến công, phát huy hỏa lực bắn cháy 2 tàu chiến và diệt trận địa pháo trên núi Nhạn.

Sau hơn 2 giờ chiến đấu, Quân giải phóng đã làm chủ thị xã Tuy Hòa và phát triển lên phía bắc bức hàng địch trên núi Chóp Chài, xuống giải phóng quận lỵ Hiếu Xương và sân bay Đông Tác ở phía nam.

Đại tá Nguyệt: Trận đánh có 3 cường quốc Xô-Trung-Mỹ cùng trong đội hình chiến đấu QĐNDVN

Thắng lợi nhanh chóng của trận đánh cũng thêm một lần chứng minh chân lý:

 "Vũ khí trang bị chỉ là quan trọng. Còn yếu tố quyết định là con người sử dụng chúng!"

Thảo luận