ĐB Đặng Thuần Phong: Đất nước này không thiếu người làm cán bộ

"Cán bộ nào tham gia sửa điểm, nâng điểm cho con cần công khai. Tôi nghĩ rằng, đất nước này không thiếu người làm cán bộ, người như thế nên xử lý, thay người khác làm cho đàng hoàng, cho địa phương trong sạch”, ĐB Đặng Thuần Phong nói, theo infonet.
Sputnik

"Cán bộ nào tham gia sửa điểm, nâng điểm cho con cần công khai. Tôi nghĩ rằng, đất nước này không thiếu người làm cán bộ, dạng như thế nên xử lý, thay người khác làm cho đàng hoàng, cho địa phương trong sạch”, ĐB Đặng Thuần Phong nói.

Là người từng nêu 6 bất an tại nghị trường Quốc hội, trong đó có nỗi bất an “chạy trường, chạy lớp, chạy điểm…”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Đặng Thuần Phong trả lời Infonetrằng, “rất buồn” khi vụ việc nâng điểm tại kỳ thi THPT năm 2018 vỡ lở với sự dối trá, lừa lọc đến mức trơ trẽn. Tho ông, vụ việc này cần phải xử lý nghiêm cán bộ để làm gương.

Ông có bất ngờ trước danh sách mới được hé lộ một phần về vụ gian lận trong kỳ thi THPT năm 2018, khi những đối tượng được sửa điểm đều rơi vào con em lãnh đạo tại các tỉnh này?

Con trai đại gia Sơn La được nâng điểm vào đại học Y Hà Nội sắp bị đuổi học

ĐB Đặng Thuần Phong: Nếu không vì con em cán bộ lãnh đạo, người bình thường tự nhiên liên hệ có mua được không?  Dư luận xã hội bức xúc vì sự nâng ấy quá trơ trẽn, từ 0 đến 0,75 điểm, 1 điểm mà lên 27,5 điểm; nâng khống tới 26.5 điểm để trở thành thủ khoa, á khoa.

Sau này những con người này ra làm cán bộ, làm lãnh đạo thì đất nước còn gì nữa? Sự việc gian dối đến như vậy mà còn bưng bít thì ai mà chấp nhận cho được.

Dư luận nói rất nhiều về tình huống không công khai danh tính thí sinh, phụ huynh có con được sửa điểm vì lý do nhân văn. Xã hội phản ánh rằng, nhân văn kiểu gì khi anh đi bao che cho số người mua điểm, lừa lọc, trơ trẽn đến mức đó. 

Gọi là nhân văn ư, người ta không đồng thuận đâu. Người ta cho làm như thế là bao che cho cái xấu. Họ đòi hỏi những người mua điểm chạy điểm là ai cũng phải công khai ra. Vì bao nhiêu em học thật, thi thật và có năng lực thật nhưng vì số chạy điểm nâng điểm này mà mất đi cơ hội vào đại học.

Nếu vì lãnh đạo mà không dám công khai thì người ta sẽ không tin vào thể chế của mình, đánh giá thấp kỷ cương phép nước của mình và như vậy còn đâu niềm tin với ngành giáo dục, còn gì niềm tin với nền tư pháp của đất nước. Vậy nên, tôi nghĩ bắt buộc phải công khai và phải xử lý nghiêm để nêu gương.

ĐB Đặng Thuần Phong: Đất nước này không thiếu người làm cán bộ

Vào tháng 6/2017, phát biểu trước Quốc hội, ông từng nêu ra 6 nỗi bất an. Trong đó, có đề cập đến câu chuyện chạy, “trong bụng mẹ là chạy chỗ sinh đẻ, đi học phổ thông các cấp và đại học thì chạy trường, chạy lớp, chạy điểm; tuyển dụng thì chạy chỗ, chạy chức, chạy quy hoạch, chạy luân chuyển; vi phạm pháp luật thì chạy truy tố, chạy án, thậm chí chạy khỏi tổ quốc, đến nơi Việt Nam chưa ký kết hiệp định dẫn độ để an thân”.  Ông có cảm thấy đau lòng không khi những nỗi lo ấy giờ được cụ thể hóa bằng những con số, những cái tên, mà ở đó là không ít những cán bộ lãnh đạo tham gia vào quá trình “chạy” ấy?

Khi tôi nói tại nghị trường, bản thân tôi đã buồn lắm rồi. Tôi đã giấu trong lòng lâu lắm rồi. Lúc đó tôi nói 6 bất an chỉ ở mức độ nhẹ nhàng thôi, để báo động cho Chính phủ.

Bây giờ thì những bất an đó đã phơi bày ra, 6 vấn đề đó vẫn còn nguyên giá trị. Thậm chí còn đau lòng hơn nếu chúng ta không nhận thức được vấn đề, chặn đứng lại. Trong chỉ đạo điều hành không giải quyết được hoặc giải quyết không tốt thì cái bất an lớn hơn nữa đó chính là niềm tin không còn.

Một xã hội mà không minh bạch thì sao có thể chế trong sạch được? Và điều đó thể hiện lòng tin của dân. Ngày xưa dân yêu quý cán bộ bao nhiêu thì bây giờ không còn được như thế nữa. Một xu thế xã hội như thế phải nhìn nhận và thay đổi.

Ngày xưa dân tin tưởng vào cán bộ, cán bộ chỉ đạo cán bộ thực hiện, còn bây giờ dân nhìn cán bộ thấy chuyện này chuyện kia. Vì một bộ phận cán bộ có đại diện cho dân đâu, có vì lợi ích của dân đâu, chỉ dựa vào vị trí để làm vì lợi ích nhóm, trục lợi cho chính mình và gia đình mình. Mượn chức vụ để thao túng chuyện này, chuyện nọ, để làm cho rối loạn xã hội, để niềm tin xã hội không còn. Nếu cái đó nếu không nhìn nhận, không quyết liệt thay đổi thì sẽ ra sao?.

Ông Dương Trung Quốc: Phải làm rõ động cơ, rồi công khai thí sinh được sửa điểm

Vậy theo ông những cán bộ có con được nâng điểm, sửa điểm theo ông cần phải xử lý như thế nào để răn đe, làm gương?

Trước mắt là phải công khai danh tính của họ. Sau đó, tùy theo mức độ để xử lý.

Nếu anh là cán bộ viên chức thì kỷ luật, xử lý theo luật cán bộ công chức; nếu anh là đảng viên thì sẽ xem xét tư cách đảng viên. Nếu mức độ nghiêm trọng hơn nữa mà vì lợi ích vì đường dây hay vì chuyện này chuyện nọ để thao túng như vậy, cơ quan điều tra thấy có dấu hiệu hình sự thì cần phải khởi tố hình sự. Không để dung dưỡng như thế này được!

Sau liên tiếp những sự cố xảy ra trong ngành giáo dục: bạo lực học đường, giáo viên dâm ô học sinh, gian lận thi cử… trách nhiệm của Bộ GD&ĐT như thế nào, thưa ông?

Nói thật, tôi rất đau lòng cho nền giáo dục của mình. Từ chỗ chạy theo thành tích, từ chỗ thương mại hóa giáo dục bây giờ dẫn tới suy thoái đạo đức thể hiện qua tình trạng bạo lực học đường, qua đổi đổi điểm lấy tình rồi qua vụ dạy thêm học thêm, rồi qua gian dối trong chấm thi… rồi hàng loạt những chuyện khác nữa.

Trong khi cải cách giáo dục chưa mang lại cái gì đã như thế này thì chúng ta tin tưởng sao đây đối với nguồn lực sau này của đất nước? Các thế hệ về sau đi về đâu?

Hiện tượng tung hô đối tượng xã hội đen - thứ chả ra gì, mà giờ giới trẻ xem như người hùng thì đó là một lời cảnh tỉnh để chúng ta nhìn lại định hướng về nhân cách cho lớp trẻ, mà hơn ai hết ngành giáo dục phải đảm nhận việc đó chứ không ai khác được.

Khi đảm nhận việc đó anh (Bộ GD&ĐT) làm không nghiêm túc, không đàng hoàng, không minh bạch, không công tâm khách quan, sai không xử lý triệt để, làm bậy cũng không xử lý nghiêm khắc mà còn dung túng thì còn cái gì, làm sao người ta tin vào nền giáo dục này nữa?

Bây giờ anh có nói hay bằng trời, luật ra thế nọ thế kia đi nữa nhưng cái chính là tác nghiệp hàng ngày, cái cọ sát giữa học sinh với học sinh, giữa thầy với trò, giữa nhà trường với phụ huynh và giữa nhà trường với xã hội….

Gian lận thi cử Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang: Tỉnh nào nâng điểm bạo tay nhất?

Bộ GD&ĐT không đứng mũi chịu sào, không thẳng thắn nhận trách nhiệm và có những giải pháp thực thi để giải quyết những vấn nạn này thì làm sao dân tin nổi?

Đối với vụ việc gian lận trong thi cử, hiện vụ việc đang được Bộ Công an giải quyết, có kết quả thì cứ công khai ra trước xã hội. Đương nhiên những nội dung đang nằm trong vòng điều tra công an chưa cho công khai thì đó là chuyện nghiệp vụ của công an. Nhưng vấn đề nào đã rõ rồi thì không mắc mớ đi giấu. Cứ công khai ra, ai dính trong chuyện đó thì cần xử lý nghiêm.

Tôi nghĩ rằng đất nước này không thiếu người làm cán bộ, cái người như thế nên xử lý đi, thay người khác làm cho đàng hoàng, cho địa phương trong sạch.

Dân bây giờ còn đặt vấn đề, sự việc được phát hiện ở năm 2018, vậy những năm trước như thế nào? Những năm trước có rồi nhưng không trơ trẽn như năm nay, không bị phát hiện quá kinh khủng như lần này. Bây giờ quá tệ như thế, từ 0 – 0,75 – 1 điểm lên 27- 28 điểm, còn gì để nói nữa?

Bất kể con của ai khi chúng học thật, thi một cách đàng hoàng nhưng chúng ta đối xử với chúng như thế, tương lai còn gì? Người tài còn đâu nữa, nguồn nhân lực tương lai của đất nước sẽ đi về đâu nếu toàn loại chạy điểm như thế này? Đó là tiền đồ của cả dân tộc, chứ đừng nghĩ đó là chuyện nhân văn đơn giản. Các cháu không sai, nhưng người lớn sai, thì phải xử lý, đừng có nói người lớn không biết. Nếu không có sự can thiệp của công quyền, không có sự chỉ đạo của những người có chức vụ thì ai dám làm.

Ông vừa nói, người lớn không thể không biết việc con mình được nâng điểm khiến tôi nhớ đến lời “giãi bày” của Bí thư Hà Giang Triệu Tài Vinh. Ông này từng chia sẻ với báo giới khi biết con mình nằm trong nhóm thí sinh được sửa điểm, “thấy cũng hơi buồn; còn việc nâng thế nào thì tôi không biết”. Cá nhân ông có tin vào lời trần tình này không?

Bây giờ không biết thì công an truy ra ai dám làm vậy, lấy lời khai là ra hết à. Vấn đề là có dám làm không. Nói như thế trẻ con nghe cũng không được. Đã sai rồi thì cố gắng sửa, thậm chí mình đã sai thì sẵn sàng đứng trước dân mà nhận lỗi mà sửa. Còn nói chày nói cối, tự nhiên như không thế.

Ai biết con mình là ai mà đi sửa điểm cho, tại sao họ sửa không trừ bớt đi mà lại cộng thêm, tại sao không cộng điểm cho con em đồng bào nghèo dân tộc thiểu số khó khăn trong học hành.

Một điều xấu hổ nữa là học trong lớp bạn bè thầy cô đều biết trình độ học như thế nào. Những đứa học chả ra gì đi đậu thủ khoa thì làm sao người ta tin, người ta nghe được. Do người lớn làm hư trẻ con, nếu không xử lý triệt để thì còn hư dài dài. Và ngoài cái hư này nó còn hư những cái khác mà 6 bất an tôi đã nói.

Xin cảm ơn ông!

Thảo luận