Phần lớn bài viết về chủ đề Việt Nam trên các phương tiện truyền thông Mỹ là thông tin về những lễ tôn vinh và trao giải cho các cựu chiến binh của Chiến tranh Việt Nam, những hồi ức của họ và những câu chuyện của con cái. Hiếm khi có những bài phân tích sâu sắc. Chính bởi vậy chúng tôi thật thú vị đọc một bài viết trên cổng thông tin Antiwar dưới đầu đề “Việt Nam là một bi kịch của Mỹ”. Tác giả viết về cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam, về vai trò các vị tổng thống Mỹ trong đó, và bác bỏ những nhận xét về chiến tranh mà đa số mọi người đã quen thuộc trong hơn nửa thế kỷ. “Ngày nay, khi quân đội Mỹ lại tham gia vào một cuộc xung đột vũ trang dường như vô tận, sự thật về cuộc tấn công bi thảm của Mỹ vào Việt Nam là điều cấp bách hơn bao giờ hết. Cuộc chiến đó đáng lẽ không nên xảy ra: đất nước xa xôi này không bao giờ là mối nguy cơ đe dọa lợi ích sống còn và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Sự can thiệp của Mỹ cuối cùng dẫn đến các tội ác và bi kịch quốc gia”, tác giả viết. Có chú ý đến ý chí sắt đá và lòng tin của Bắc Việt và Việt Cộng, không có gì ngoài sự hủy diệt hoàn toàn có thể giúp Hoa Kỳ chiến thắng trong cuộc chiến đó. Liên minh cộng sản-dân tộc chỉ đơn giản có tính hợp pháp và sức mạnh tâm trí lớn hơn và đã huy động nhiều người ủng hộ ở Việt Nam. Cái mà người Việt Nam gọi là kháng chiến chống Mỹ trên thực tế chỉ là một trong những giai đoạn của cuộc đấu tranh giành độc lập kéo dài 30 năm. Từ quan điểm này, Hoa Kỳ đã không có cơ hội đạt được mục tiêu của mình, tác giả kết luận. Chiến tranh đã để lại những dấu vết khủng khiếp ở Việt Nam, bao gồm các vùng đất bị nhiễm độc chất độc da cam và một triệu người mắc các vấn đề sức khỏe. TIME cho biết rằng, Hoa Kỳ viện trợ không hoàn lại 183 triệu USD xử lý triệt để dioxin tại sân bay Biên Hòa. Trước đây sân bay Biên Hòa đã được sử dụng để lưu trữ chất độc da cam.
Sau đây là thông tin về nền kinh tế. CNA viết về việc công ty LG Electronics Inc. có kế hoạch chuyển dây chuyền sản xuất smartphone từ Hàn Quốc sang Việt Nam trong một nỗ lực nhằm cắt giảm chi phí mảng kinh doanh điện thoại di động đang gặp thua lỗ. LG - một trong ba nhà sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới - trong 10 năm qua đã tăng thị phần toàn cầu ít hơn 3%. Caixin Global đưa tin rằng, nhà sản xuất heo và thức ăn chăn nuôi Trung Quốc New Hope Group đã ký thỏa thuận với ba chính quyền địa phương tại Việt Nam về các dự án nuôi lợn trị giá hơn 170 triệu USD. The Japan Times thông báo rằng, nhà sản xuất vật liệu công nghiệp Nhật Bản Showa Denko K.K. đang thúc đẩy gia tăng sản lượng lon nhôm tại Việt Nam, họ có kế hoạch xây dựng nhà máy thứ ba ở nước này. Với nhà máy này, năng lực sản xuất của công ty tại Việt Nam sẽ tăng 72%.
Báo chí thế giới viết về việc ở Việt Nam nắng nóng đã phá vỡ mọi kỷ lục trong lịch sử. Gizmodo Australia viết rằng, tại Hà Tĩnh đã ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục - 43,4 độ C, mà đây là một bằng chứng mới về sự nóng lên toàn cầu. Điều đặc biệt đáng báo động là kỷ lục này được ghi nhận vào tháng Tư, trước khi bắt đầu nắng nóng mùa hè. Năm ngoái, ở những khu vực khác nhau trên thế giới cũng đã ghi nhận nhiệt độ cao nhất vào tháng 4, còn ở châu Phi nhiệt độ đã giảm kỷ lục. Trong khi đó ở Alaska và các khu vực khác của Bắc Cực đã có nắng nóng. Ngày nay, điều hòa không khí đã trở thành một thiết bị không thể thiếu ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, nếu không có thiết bị này thì có nguy cơ rất lớn đối với sức khỏe con người. Đồng thời, việc cải thiện khả năng tiếp cận với điều hòa cũng sẽ kích thích biến đổi khí hậu thông qua điện năng tiêu thụ và khí nhà kính được sử dụng trong chất làm lạnh. Lonely Planet Travel News cho biết rằng, Việt Nam xả rác thải nhựa ra biển nhiều thứ 4 thế giới, vì thế nước này đang cố gắng khắc phục tình trạng này và bắt đầu sử dụng lá chuối thay cho túi nilon để bọc, gói rau và ống hút cỏ bàng cho các đồ uống.
CNA có một bài viết dài về “phép mầu 30 ngày” của một em bé sơ sinh Việt Nam bị bỏ rơi trong túi nilông treo trên cây. Bé đã sống nhờ tình thương của rất nhiều nhà hảo tâm. Em bé bị bệnh não nghiêm đang được điều trị tại Singapore.
Một bài viết dài về Vườn quốc gia Cát Bà và hoạt động bảo vệ động vật sống ở đó được đăng tải trên tờ Mongabay. Bài báo cho biết, kinh doanh du lịch ở Vịnh Hạ Long có tác động tiêu cực đến hệ động vật của hòn đảo. Đồng thời, truyền thông nước ngoài tiếp tục đăng nhiều bài khâm phục vẻ thiên nhiên của các viên ngọc của du lịch Việt Nam. Và tờ báo của Úc The West Australian có bài viết dưới đầu đề "Việt Nam là một viên ngọc Đông Nam Á”. Kênh truyền hình của St. Petersburg đưa tin rằng, lượng khách du lịch St. Petersburg sang Việt Nam tăng 30% mỗi năm. Hai nước đang thảo luận vấn đề tổ chức các chuyến bay trực tiếp đến Việt Nam từ thủ đô phương Bắc của Nga, thành phố St. Petersburg .
Cuối cùng, mục điểm báo xin khép lại với thông tin thể thao. FOX Sports Asia cho biết rằng, huấn luyện viên trưởng của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Park Hang-seo và các trợ lý đi châu Âu xem giò những cầu thủ Việt kiều có nguyện vọng cống hiến cho đội tuyển quốc gia.