Tư lệnh Quân khu 7 Lê Đức Anh trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam

Sinh ra và lớn lên ở Huế, nhưng địa bàn hoạt động cách mạng đầu tiên của đồng chí Lê Đức Anh lại ở miền Đông Nam Bộ, Đại tá, PGS, TS Hồ Sơn Đài có bài viết trên QĐND về vị tướng anh hùng của dân tộc.
Sputnik

Tại đây, đồng chí Lê Đức Anh lần lượt trải qua các chức vụ: Chính trị viên Chi đội Vệ quốc đoàn Thủ Dầu Một, Tham mưu trưởng Khu Sài Gòn-Chợ Lớn, Tham mưu trưởng Khu 7, Phó tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Nam Bộ, Tham mưu trưởng.

"Nhiều quốc gia, chính khách nợ Việt Nam một lời xin lỗi"

Quân khu 7 có đường biên giới trên đất liền với Campuchia dài hơn 600km, thuộc phạm vi 3 tỉnh Long An, Tây Ninh, Sông Bé (nay là tỉnh Bình Phước), đối diện với 5 tỉnh Prey Veng, Svay Rieng, Kampong Cham (nay là tỉnh Tbong Khmum), Kratie và Mondulkiri.

Từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, cùng với lực lượng vũ trang (LLVT) cả nước, LLVT Quân khu 7 bước vào thời kỳ cách mạng mới: Sắp xếp lại lực lượng, khắc phục hậu quả chiến tranh, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ công cuộc lao động xây dựng đất nước của nhân dân ta trong hòa bình, thống nhất và độc lập dân tộc.

Tuy nhiên, tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary đã ngang nhiên phát động cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Tây Nam. Thực hiện quyền tự vệ chính đáng, LLVT Quân khu 7 khẩn trương điều chỉnh lực lượng, hành quân lên biên giới chiến đấu, từng bước đánh lui quân xâm lược, giành lại thế chủ động chiến trường.

Tư lệnh Quân khu 7 Lê Đức Anh trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam

Tháng 5-1978, Trung tướng Lê Đức Anh được Trung ương Đảng điều động về giữ chức vụ Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7. Bộ tư lệnh Quân khu 7 lúc này ngoài Trung tướng Lê Đức Anh, có Thiếu tướng Dương Cự Tẩm (Phó chính ủy) và các Phó tư lệnh: Thiếu tướng Đồng Văn Cống, Thiếu tướng Nguyễn Hồng Lâm, Đại tá Lương Văn Nho, Đại tá Nguyễn Thới Bưng.

"Thế giới nợ Việt Nam lời xin lỗi"

Thiếu tướng Nguyễn Minh Châu đang trực tiếp phụ trách Sở chỉ huy tiền phương của Quân khu 7 tại mặt trận biên giới.

Thời điểm Trung tướng Lê Đức Anh về giữ chức vụ Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7, phía bên kia biên giới, tập đoàn Khmer Đỏ ráo riết xây dựng thêm nhiều đơn vị mới để bổ sung vào số bị thương vong và đào ngũ.

Trên tuyến biên giới Quân khu Đông và Kratie, chúng bố trí tới 12 sư đoàn (phiên hiệu 920, 260, 280, 450, 174, 310, 215, 221, 703, 340, 1, 460) trong tổng số 23 sư đoàn (chiếm 63% tổng lực lượng). Cũng trong tháng 5-1978, Pol Pot tiến hành cuộc thanh trừng đẫm máu tại Quân khu Tây Nam, Quân khu Bắc, đặc biệt tại Quân khu 203.

Nhiều sĩ quan, binh lính yêu nước trong quân đội Khmer Đỏ buộc phải chạy vào rừng, thành lập đơn vị ly khai, xây dựng căn cứ kháng chiến hoặc tìm cách chạy sang Việt Nam.

Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, Trung tướng Lê Đức Anh cùng với Đảng ủy quân khu chỉ đạo tổ chức đợt sinh hoạt chính trị quán triệt Nghị quyết 4 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IV về “Tình hình nhiệm vụ mới”.

Tư lệnh Quân khu 7 Lê Đức Anh trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam

Nội dung chính của nghị quyết là xác định dứt khoát tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary là kẻ thù, chỉ rõ mặt mạnh yếu của địch, từ đó đề ra đường lối quân sự, phương châm chỉ đạo tác chiến của Quân đội ta trong điều kiện mới.

Căn cứ nghị quyết của Trung ương Đảng, Đảng ủy Quân khu 7 ban hành nghị quyết về thực hiện nhiệm vụ trong 6 tháng cuối năm 1978. Nội dung nghị quyết yêu cầu cán bộ, chiến sĩ “nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, tư tưởng tác chiến hợp đồng, tư tưởng đánh tiêu diệt gọn, tiêu diệt lớn, quyết tâm giành thắng lợi trọn vẹn cả quân sự, chính trị…

Đại tướng Phạm Văn Trà kể về lời thề giữ đảo của nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh

Tích cực bắt liên lạc và hỗ trợ cho các lực lượng cách mạng Campuchia xây dựng và phát triển; xây dựng căn cứ, tạo địa bàn cho bạn hoạt động tốt bên trong Campuchia, chú trọng giữ dân và đưa dân về vùng giải phóng cho bạn...”.

Từ chủ trương trên, đồng chí Lê Đức Anh cùng Bộ tư lệnh quân khu chỉ đạo các đơn vị, địa phương tập trung xây dựng LLVT và thực hiện nhiệm vụ quân sự quốc phòng, chống kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực thù địch tại địa bàn nội địa; đồng thời kiên quyết đánh địch tập kích, thực hành phản công, kết hợp với tổ chức đón nhận, ổn định đời sống cho số nhân dân Campuchia chạy sang Việt Nam tị nạn và giúp bạn xây dựng, phát triển LLVT cách mạng.

Tháng 6-1978, LLVT Quân khu 7 tổ chức chiến dịch phản công dọc theo Đường 7 sang bên kia biên giới, kết hợp tiến công quân sự, tiến công chính trị với binh vận nhằm tiêu diệt và làm tan rã một bộ phận quan trọng sinh lực địch, hỗ trợ cho các lực lượng nổi dậy của Campuchia, đồng thời tạo điều kiện cho các địa phương nhanh chóng hoàn thành xây dựng tuyến phòng thủ biên giới.

Tư lệnh Quân khu 7 Lê Đức Anh trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam

Sau khi tổ chức đánh địch, mở đường tạo bàn đạp áp sát mục tiêu, các đơn vị vũ trang Quân khu 7 (gồm Sư đoàn 5, Sư đoàn 302, cùng một số trung đoàn, đơn vị binh chủng) phối hợp với LLVT của cấp trên đồng loạt tiến công, đẩy địch lùi xa cách biên giới từ 15km đến 20km, lần lượt đánh chiếm các mục tiêu: Ka Chay, Me Mot, Lăng Cà Bơ; tiếp đó phát triển tiến công đánh chiếm Snuon, mở rộng vùng giải phóng, đánh thông Đường 13A nối liền Đường 7 từ Snuon đến Me Mot qua tây Tà Âm.

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương nói về vị Tướng toàn tài Lê Đức Anh

Sau Chiến dịch Đường 7, Tư lệnh Lê Đức Anh đề nghị Bộ Tổng Tham mưu cho thành lập Sư đoàn 303 (gồm các trung đoàn 33, 55, 316) để tăng cường lực lượng giữ vững địa bàn Me Mot; đồng thời chỉ đạo bố trí lại lực lượng, chuyển sang giữ vững địa bàn Snuon, chuẩn bị cho hoạt động mùa khô năm 1978-1979.

Trong quá trình diễn ra chiến dịch (từ ngày 10-6 đến 30-7-1978), Tư lệnh Lê Đức Anh thường xuyên có mặt tại Sở chỉ huy tiền phương quân khu, trực tiếp chỉ đạo xử lý các tình huống nảy sinh.

Theo Thiếu tướng Đặng Quang Long, nguyên Phó tư lệnh về chính trị Bộ tư lệnh tiền phương quân khu thì, Tư lệnh Lê Đức Anh thức gần như suốt đêm tại Sở chỉ huy, trực tiếp chỉ đạo một số đơn vị thuộc Sư đoàn 302 chuyển hướng tác chiến khi gặp khó khăn đánh mở đường áp sát mục tiêu ở hướng vu hồi và phối hợp của chiến dịch.

Tư lệnh yêu cầu các đơn vị phải chú ý nghiên cứu từ thực tế để có cách đánh hiệu quả nhất, luôn phát huy thế chủ động, liên tục tiến công bằng mọi lực lượng, tiêu diệt, tiêu hao địch, kiên quyết giữ vững địa bàn và tranh thủ mọi thời cơ thuận lợi mở rộng thế đứng chân có lợi cho ta; đồng thời nhắc nhở cơ quan chính trị hướng dẫn bộ đội tôn trọng phong tục tập quán nơi đứng chân, thực hiện nghiêm quy định “10 điều kỷ luật”, phát huy bản chất Bộ đội Cụ Hồ khi tiếp xúc, quan hệ với nhân dân nước bạn, chú ý giải quyết tốt chính sách thương binh, tử sĩ trong quá trình phản công.

Tư lệnh Quân khu 7 Lê Đức Anh trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam

Cùng với việc chỉ huy chiến dịch phản công đuổi địch ra xa biên giới trên hướng Đường 7, Tư lệnh Lê Đức Anh còn trực tiếp chỉ đạo việc tiếp đón nhân dân Campuchia chạy sang lánh nạn và móc nối, xây dựng LLVT yêu nước Campuchia.

Đại tướng Lê Đức Anh và lời thề ở Trường Sa

Ngày 5-6-1978, Tư lệnh Lê Đức Anh ký Thông báo số 136/TB gửi các đơn vị trong LLVT quân khu yêu cầu các đơn vị xác định “đây là thời cơ thuận lợi cho việc thực hiện kế hoạch tấn công mở rộng bàn đạp và giúp cách mạng K”.

Theo Đại tá Nguyễn Ngọc Lân, nguyên Trưởng phòng Quân báo Quân khu 7, tổng cộng Phòng Quân báo tổ chức 4 đợt thực hiện móc nối. Đợt 1 gồm một đội đi trinh sát thử nghiệm, mật danh “Chim Én” (do Miahun-người Campuchia làm đội trưởng; Nhữ Xuân Xây làm chính trị viên; Triệu Xuân Hòa làm đội phó), hoạt động tại khu vực đông tây đường cụt Krabao-bắc Me Mot.

Đợt 2 có 3 đội trinh sát đặc nhiệm: Đội “Chim Én” (do Sơ Riêng-người Campuchia làm đội trưởng; Nhữ Xuân Xây làm chính trị viên; đồng chí Đẹp và Dương làm đội phó), hoạt động tại khu vực đông và nam Krabao-bắc Me Mot; Đội “Bồ Câu” (do một người Campuchia làm đội trưởng; đồng chí Huyền làm chính trị viên; đồng chí Tương làm đội phó), hoạt động tại khu vực tây Krabao đến nam Popenh; Đội “Chim Ưng” (do đồng chí Triệu Xuân Hòa làm đội trưởng; Phan Hùng làm chính trị viên, Paoyên-người Campuchia làm đội phó), hoạt động tại khu vực từ Phumlu đến Tac Tum.

Đợt 3 có 2 đội trinh sát đặc nhiệm: Đội I (do đồng chí Ngọc làm đội trưởng, đồng chí Huyền làm chính trị viên, Triệu Xuân Hòa làm đội phó), hoạt động tại khu vực nam Đầm Be; Đội II (do Nhữ Xuân Xây làm đội trưởng, Dương làm đội phó), hoạt động tại khu vực từ bắc Phlu đến nam sông Chlong.

"Đại tướng Lê Đức Anh là anh hùng chiến tranh của Việt Nam"

Đội đã bắt liên lạc được với một đơn vị ly khai thuộc Vùng 21-Quân khu Đông quân đội Pol Pot. Đợt 4 có 2 đội trinh sát, một đội bắt liên lạc với cánh ly khai Vùng 22 tại Koncheimeas do ông Chea Sim chỉ huy và một đội bắt liên lạc với cánh ly khai Quân khu Đông tại tây Me Mot do ông Heng Samrin chỉ huy.

Đến tháng 11-1978, số cán bộ, chiến sĩ quân đội Khmer Đỏ ly khai cùng với nam nữ thanh niên trong số dân Campuchia lánh nạn sang Việt Nam tình nguyện tham gia LLVT có gần 9.370 người, được tổ chức thành 15 tiểu đoàn, 75 đội công tác và 1 đội văn công. Họ là LLVT yêu nước Campuchia đầu tiên được thành lập sau ngày đất nước bị tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary thực hiện chính sách diệt chủng.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm móc nối, Tư lệnh Lê Đức Anh thường xuyên yêu cầu Phòng Quân báo báo cáo tình hình. Tư lệnh đặc biệt ưu tiên cung cấp đầy đủ yêu cầu của các đội trinh sát đặc nhiệm, tổ chức tiếp đón và làm việc với cán bộ quân đội Khmer Đỏ ly khai với tinh thần hợp tác và trọng thị.

Tư lệnh Quân khu 7 Lê Đức Anh trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam

Tư lệnh yêu cầu cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ tiếp xúc với bạn phải nắm vững đường lối, quan điểm quốc tế của Đảng, luôn đề cao tinh thần cảnh giác cách mạng nhưng phải biết tin vào bạn, kiên trì giải thích để bạn hiểu rõ bản chất, âm mưu của tập đoàn Pol Pot-Ieng Sary và tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân và quân đội hai nước Việt Nam-Campuchia.

Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên - vị tướng của Trường Sơn huyền thoại

Để thống nhất chỉ huy các LLVT đang chiến đấu tại mặt trận biên giới Tây Nam, ngày 19-7-1978, Quân ủy Trung ương ban hành Quyết định số 69/QĐ-QUTW về việc thành lập Cơ quan tiền phương Bộ Quốc phòng tại phía Nam, trụ sở đặt trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất.

Tư lệnh Quân khu 7 Lê Đức Anh được chỉ định kiêm Chỉ huy trưởng Cơ quan tiền phương Bộ Quốc phòng. Thực hiện Hiệp ước hòa bình, hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Campuchia (ngày 18-2-1979), ngày 18-5-1981, Quân ủy Trung ương ban hành Nghị quyết số 36/QUTW về việc tổ chức Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia và thành lập Bộ tư lệnh Quân tình nguyện (phiên hiệu Bộ tư lệnh 719) do đồng chí Lê Đức Anh làm Tư lệnh.

Đồng chí Lê Đức Anh giữ cương vị Tư lệnh và Chính ủy Quân khu 7 chỉ trong quãng thời gian không dài, nhưng là quãng thời gian có nhiều ý nghĩa khi mà LLVT quân khu đang tập trung nỗ lực vừa chiến đấu, vừa tìm hiểu đánh giá chính xác kẻ thù, từng bước giành lại thế chủ động chiến trường, phản công đuổi địch ra xa biên giới; đồng thời giúp nhân dân Campuchia xây dựng lực lượng cách mạng, chuẩn bị mọi điều kiện tiến tới phối hợp tổng tiến công và nổi dậy đánh đổ chế độ diệt chủng Pol Pot-Ieng Sary, kết thúc giai đoạn chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trên biên giới Tây Nam.

Thảo luận