Cơn hấp hối của đế quốc Mỹ ở Sài Gòn tháng 4/1975

Những biên bản tuyệt mật tại Nhà Trắng về những ngày cuối cùng Hoa Kỳ can thiệp vào Sài Gòn do chính quốc gia này giải mật năm 2015 như một sự đối mặt với sự thất bại trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, bài phân tích trên Trí Thức Trẻ.
Sputnik

44 năm đã trôi qua kể từ thời khắc lịch sử thiêng liêng của đất nước - ngày 30/4/1975 - miền Nam được giải phóng, cuộc kháng chiến trường kỳ chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam đã kết thúc trong mùa xuân đại thắng.

Mỹ đã không có cơ hội giành thắng lợi ở Việt Nam

Trong 44 năm qua, chiến thắng của quân và dân Việt Nam là sự thật hiện hữu, không gì lay chuyển.

Cũng trong những năm tháng này, nhiều góc nhìn, nhiều tài liệu đã được công bố với những cái nhìn đa chiều về sự thất bại của đế quốc Mỹ cùng chính quyền tay sai ở miền Nam, Việt Nam.

Song, ấn bản Những biên bản cuối cùng tại Nhà Trắng: phút sụp đổ của Việt Nam Cộng hòa, do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật, vừa phát hành với những biên bản từng là tuyệt mật được lưu lại từ Nhà Trắng (nước Mỹ), được chính quốc gia này giải mật - chính là một cách đối mặt của quốc gia này về những sai lầm trong quá khứ với Việt Nam.

8 tài liệu tuyệt mật được chọn in trong cuốn sách nói trên đã dựng lại vẹn nguyên một "cơn hấp hối" của đế quốc Mỹ cũng như ngụy quân Sài Gòn cuối tháng 3, đầu tháng 4/1975.

Cơn hấp hối ập đến

Chiều thứ 6, ngày 18/3/1975, ở phòng họp Nội các, Tòa Bạch Ốc (Nhà Trắng, Washington, Mỹ) một cuộc họp Hội đồng an ninh quốc gia chủ đề Trung Đông và Đông Nam Á, với các thành viên tham dự gồm Tổng thống nước Mỹ khi đó - Gerald Ford, Bộ trưởng Ngoại giao Henry A.Kissinger, Bộ trưởng Quốc phòng James Schlesinger, Chủ tịch Ban Tham mưu liên quân, tướng George S.Brown, Giám đốc Cơ quan tình báo Trung ương William Colby. 

Vì sao Mỹ thua trận trong chiến tranh Việt Nam?

Ông Gerald Ford chỉ hỏi Colby một câu ngắn gọn: "Tình hình tại chỗ ở Việt Nam ra sao?". Song giải trình với lãnh đạo này, Colby đã dành tới cả nhiều trang giấy.

Giám đốc Cơ quan tình báo Trung ương Hoa Kỳ khi đó đã ngậm ngùi nói rằng Chính phủ Việt Nam Cộng hòa (cách mà giới chức Mỹ khi đó gọi ngụy quyền Sài Gòn), có đủ sức để kiểm soát khu vực chung quanh Sài Gòn và vùng châu thổ trong mùa khô này, nhưng họ nhiều phần sẽ bị đánh bại trong năm 1976.

Sau phút trầm ngâm nghe cấp dưới giải trình, Ford hỏi Colby: "Ông không lạc quan về việc Đà Nẵng có thể giữ được hay sao?". Colby đáp ngay không ngần ngại: "Nó sẽ mất trong vòng hai tuần ngay cả khi có Sư đoàn Thủy quân lục chiến ở lại đó thay vì được rút về để bảo vệ Sài Gòn".

Chừng gần nửa tháng sau, vào tối 1/4/1975, trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Ford và Bộ trưởng Ngoại giao Henry A.Kissinger, sự thất bại của Mỹ cùng chính quyền tay sai ở Sài Gòn đã là một kế hoạch chắc chắn.

Hai lãnh đạo này không còn dự đoán hay phân vân mà bắt đầu đưa ra kế hoạch di tản cho Sài Gòn. Kissinger đã vào ngay chủ đề chính khi bắt đầu cuộc điện thoại với cấp trên rằng: "Chúng ta sẽ phải bắt đầu triển khai các kế hoạch di tản cho Sài Gòn. Sài Gòn vẫn chưa tới mức đó, nhưng có nhiều người Mỹ ở đó hơn. Chúng ta nên có sẵn kế hoạch…".

Trận đánh rung chuyển và chấn động bậc nhất của Không quân nhân dân Việt Nam

Tổng thống Ford ở đầu dây bên kia nói ngắn gọn:

"Tôi nghĩ việc triển khai các kế hoạch phải bắt đầu ngay nhưng phải được giữ kín". Tâm đắc cùng cấp trên, Kissinger nhắc lại chắc như đinh: "Tuyệt đối đúng như vậy. Phải được giữ kín".

Bốn ngày sau cuộc điện đàm (4/4/1975), Tổng thống Ford nhận tiếp báo cáo của tướng Fred C.Weyand, tham mưu trưởng lục quân Hoa Kỳ.

Trong bản báo cáo, tướng Fred gọi cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào" của quân và dân Việt Nam là cuộc "xâm lược", "xâm lăng" của Bắc Việt. Đây là luận điệu xuyên tạc tính chất chính nghĩa của cuộc kháng chiến chống Mỹ, đồng thời biện minh cho hành động quân sự phi nghĩa của đế quốc Mỹ và tay sai.

Trong bản báo cáo Weyand trình bày, theo chỉ thị của Tổng thống Ford, ông ta đã đi thăm Nam Việt Nam từ ngày 28/3 đến 4/4/1975. Tướng này báo cáo rằng bản thân đã hoàn tất sự lượng định của mình về hình tình nơi đó:

"Tình hình quân sự hiện tại đang ở thời kỳ nguy kịch. Chính phủ Nam Việt Nam đang ở bờ vực của sự thất trận quân sự toàn diện…", Weyand nhấn mạnh trong báo cáo.

Công bố hồ sơ mật: Phòng không Việt Nam đối đầu bộ 3 mạnh nhất Không lực Hoa Kỳ

Tướng Weyand còn cho rằng hơn 800 triệu USD đã được đổ vào miền Nam Việt Nam để đảm bảo một sự thất trận của chính quyền nơi đây. Và nếu để có bất kỳ cơ may thực sự nào cho sự thành công, một khoản bổ sung 722 triệu USD được cần đến một cách khẩn cấp để mang Nam Việt Nam đến một vị thế phòng thủ tối thiểu.

Trong báo cáo này của ông Weyand cũng nhận định, vì các lý do của sự thận trọng, giờ đây Hoa Kỳ cần phải lập kế hoạch cho một cuộc di tản ồ ạt khoảng 6.000 người Mỹ và hàng chục nghìn người dân Nam Việt Nam.

Sau khi nhận báo cáo này, một cuộc họp kéo dài hơn 2 giờ đã diễn ra vào trưa 9/4/1975 cũng tại Nhà Trắng với chủ đề Đông Dương.

Trong cuộc họp này Colby tiếp tục dự báo: "Chúng tôi tin tưởng rằng, Hà Nội sẽ làm bất kỳ hành động nào cần thiết để cưỡng bách cuộc chiến đi đến một sự kết thúc sớm sủa  - có thể vào đầu mùa hè…".

Tuy nhiên ý kiến của Weyand về khoản viện trợ 722 triệu USD cho miền Nam gặp phải tranh luận gay gắt. Đầu tiên là từ Bộ trưởng Ngoại giao Kissinger. Ông này cho rằng về viện trợ quân sự, giải pháp đầu tiên sẽ là không yêu cầu viện trợ quân sự mà chỉ đi theo sau thái độ chiếm ưu thế tại Quốc hội Mỹ và không làm gì cả.

Công bố hồ sơ mật phòng không Việt Nam: "Chồn hoang" bị sa vào bẫy

Kissinger còn hiến kế cho Tổng thống Ford rằng: "Tổng thống có thể nói rằng các vị tiền nhiệm của Tổng thống đã đổ vào 150 tỷ USD và rằng nó không có hiệu quả, rằng không thể tiên đoán được con số viện trợ phải là bao nhiêu sẽ tạo ra hiệu quả. Tổng thống có thể nói rằng ngài đang tập trung vào khía cạnh kinh tế và nhân đạo. Tổng thống sẽ có điểm lợi rằng ngài là Tổng thống đầu tiên kể từ năm 1947 sẽ không dính líu gì đến Việt Nam".

Lần này không trầm ngâm nữa, ông Gerald Ford nói luôn: "Không dính líu có lẽ với tư cách Tổng thống, nhưng như một thành viên của Quốc hội, tôi có liên quan….".

Kissinger vẫn chưa ngừng hiến kế. Ông này tiếp tục: "Tổng thống có thể yêu cầu 300 triệu USD và nói rằng đây là tất cả những gì có thể cung ứng tức thời. Tổng thống có thể nói rằng Tổng thống hoặc sẽ cố gắng để yêu cầu thêm một số nữa sau này, hay Tổng thống có thể nói Tổng thống sẽ cố gắng một cách đặc biệt để xin thêm 422 triệu USD sau này…".

Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ khi đó lập luận, nếu yêu cầu 300 triệu USD và nhiều hơn nữa sau này, Tổng thống chỉ đơn giản mang lại nhiều tháng cho cuộc tranh luận về Việt Nam. Nhưng Tổng thống có thể làm theo cách đó.

Những cuốn băng của Nixon liên quan đến chiến tranh Việt Nam

Có thể là Nam Việt Nam sẽ sụp đổ và khi đó Tổng thống có thể không cần yêu cầu thêm 422 triệu USD nữa. Dĩ nhiên, điều đó cũng có thể xảy ra là mặc dù Tổng thống yêu cầu 722 triệu USD nhưng vẫn sẽ có sự sụp đổ...

Bài toán về con số 722 triệu USD khiến Tổng thống Ford phải suy tư. Trong lúc ông Ford còn chưa đưa ra được quyết sách cuối cùng, tướng Weyand lên tiếng rằng:

"Chúng tôi nghĩ rằng khoản viện trợ cho năm 1976 mà chúng ta đã yêu cầu là 1,3 tỷ USD, sẽ đủ cho chúng ta vượt qua kể từ đó…".

Kissinger lại là người phản bác đầu tiên:

"Như tôi hiểu, 722 triệu USD sẽ được tiếp nối bởi 1,3 tỷ USD để có được một cơ may thành công". Chốt lại cuộc họp Tổng thống Ford cũng đưa ra sự lựa chọn của mình: "Tôi sẽ yêu cầu 722 triệu USD bởi vì chúng ta có thể biện minh được con số đó. Ít nhất, hồ sơ sẽ minh bạch. Thứ nữa tôi sẽ yêu cầu thẩm quyền mà tôi nghĩ là cần thiết, để di tản người dân Mỹ và những người khác mà với họ chúng ta còn nợ một nghĩa vụ…".

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng William Clements lúc này tham gia quan điểm. Ông này cho rằng đã đến lúc cần thẳng thắn.

"Người dân Mỹ không ưa thích những gì đã từng xảy ra. Chúng ta phải nói rằng chuyện Việt Nam thì tệ hại và đã là như thế trong 12 năm qua. Người dân Mỹ bị phân hóa. Giờ đây chúng ta hãy hướng nhìn về phía trước và đừng bị lôi vào các cuộc tranh luận chua cay về quá khứ…", Clements nhấn mạnh.

Nixon làm gì với Việt Nam để thành Tổng thống Hoa Kỳ?

Trong cuộc họp này, giới chức cấp cao Hoa Kỳ cũng tính đến một cuộc di tản lên tới hơn 200.000 người cả lính cộng hòa, người Mỹ và thân nhân họ ở Sài Gòn.

Gần chục ngày sau cuộc họp căng thẳng trên, Tổng thống Ford lại có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Kissinger vào ngày 18/4/1975. Ông Ford đã tâm sự với cấp dưới rằng mình vừa trải qua một ngày dài.

Nhưng Kissinger không có sự lựa chọn nào khi buộc phải thông báo cho cấp trên về tình hình quân sự tại Việt Nam đang tồi tệ hơn.

"Tổng thống cũng nên nhận thức rằng chúng ta có thể có 4-10 ngày nữa, và chúng ta sẽ phải tính toán sao vào khoảng cuối tuần tới. Trong trường hợp xấu nhất, mọi việc sẽ kết thúc", Kissinger nói giọng buồn.

Ông này còn báo cáo cấp trên rằng bản thân muốn gửi điện văn cho ông Đại sứ Martin tại Sài Gòn. Martin đã đồng ý sẽ cắt gảm quân số người Mỹ xuống 1.730 người. Nhưng Kissinger cũng khẳng định số này sẽ còn phải giảm tiếp xuống 1.250 người để đủ cho một chuyến không vận.

Lo sợ về sự hoảng loạn, Bộ trưởng Ngoại giao còn khẳng định không nên loan báo về con số này.

Cơn hấp hối của đế quốc Mỹ ở Sài Gòn tháng 4/1975

Ngày 24/4/1975, một cuộc họp chính thức có chủ đề cuộc di tản tại Việt Nam diễn ra ở Nhà Trắng. Tổng thống Ford buồn bã nói với cấp dưới rằng ông đang hiểu, nước Mỹ đã rút từ số 6.000 người Mỹ sẽ được di tản xuống còn 1.600 người.

Nét độc đáo nhất của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử

Dù con số của cấp dưới cho rằng có thể chênh lên là 1.700 người, song ông Ford khẳng định đã ra lệnh giảm xuống chỉ còn 1.090 người.

Một tướng liên quân Hòa Kỳ còn hiến kế: "Tôi nghĩ chúng ta nên giữ các số lượng di tản hỗn hợp những người Mỹ và những người Việt Nam sao cho chúng ta không bị chỉ trích về việc để lại nhân viên Mỹ ở đó làm con tin".

Những cuộc họp liền kề nhau nhiều hơn. Thậm chí một cuộc họp khuya đã diễn ra tại Nhà Trắng vào ngày 28/4/1975. Hay cuộc điện đàm giữa Bộ trưởng Ngoại giam Kissinger và Bộ trưởng Quốc phòng James Schlesinger 29/4/1975 - ngay trước những giờ cuối khi Sài Gòn sụp đổ. Đây cũng là những giờ phút cuối cùng của người Mỹ ở Việt Nam.

Cơn hấp hối của đế quốc Mỹ ở Sài Gòn tháng 4/1975

Kissinger tâm sự với Bộ trưởng Quốc phòng rằng: "Jim, tôi vừa nói chuyện với Tổng thống và Tổng thống thấy không còn lựa chọn nào khác ngoài việc kết thúc sự việc".

Schlesinger đáp lời:

"Bây giờ ông ta (chỉ ông Đại sứ Martin) đang có từ 700 đến 750 người ở đó. 500 người Việt Nam - những gì chúng ta làm được là cấp cho họ một số máy bay trực thăng bay vào đó hoặc bảo ông ta rằng có giới hạn về thời gian, ông ta phải ra ngoài lúc 3h30 sáng hoặc vào khoảng đó".

Schlesinger nói có 8 chiếc máy bay, chở được 450 người trong khi số người chờ di tản là 750 người. Sau đó số chuyên cơ được tăng lên 14, và theo kế hoạch ông đại sứ sẽ ra đi cùng chiếc phi cơ số 14.

Và cuối cùng, rạng sáng ngày 30/4, Đại sứ Mỹ rút khỏi sứ quán mang theo lá cờ sao và vạch đặt dấu chấm hết cho đế quốc Mỹ tại Việt Nam vào mùa xuân năm 1975.

Thảo luận