Biểu giá điện bậc thang: Việt Nam không theo quy luật nào

Báo Đất Việt dẫn lời chuyên gia nhận định, biểu giá điện ở Việt Nam không được thiết kế theo quy luật nào và bước nhảy giữa các bậc thang cần được giải thích cho rõ.
Sputnik

Được xây dựng từ năm 2014, sau khi đưa vào áp dụng đến nay, biểu giá điện lũy tiến theo 6 bậc thang đã bộc lộ nhiều bất cập.

'Độc quyền trong ngành điện đã ăn sâu bén rễ': Phải phá bỏ

Theo GS.VS.TSKH Trần Đình Long, Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, biểu giá điện có bao nhiêu bậc, bước nhảy giữa các bậc thế nào không ảnh hưởng đến doanh thu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

"Cái này không phải EVN muốn là được mà là vì quản lý nhà nước thấy bao nhiêu bậc, bước nhảy như thế nào là hợp lý thì quyết định. Điều đó không làm cho doanh thu của EVN từ việc bán điện sinh hoạt thay đổi. Doanh thu của EVN khi bán lẻ điện sinh hoạt phải bằng lượng điện năng tiêu thụ cho sinh hoạt nhân với giá điện trung bình mà Thủ tướng Chính phủ đã quy định", GS.VS.TSKH Trần Đình Long nói.

Theo Phó Chủ tịch Hội Điện lực Việt Nam, trong hoàn cảnh hiện nay, giá điện bậc thang là tương đối phù hợp và nhiều nước đã và đang dùng cách  tính này. Tuy nhiên, biểu giá điện có bao nhiêu bậc thì phải tính toán và việc này đã có các nhà chuyên môn, chuyên gia như ban kinh doanh, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công thương) tính toán.

Từ kinh nghiệm của nhiều quốc gia, GS.VS.TSKH Trần Đình Long cho biết, có hai cách tính: Một là thiết kế bậc thang với bước tăng cách đều khoảng 100 KWh và mức nhảy giá bằng nhau.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Tăng giá điện gây tâm tư trong dân, cần thiết phải báo cáo lại

Thứ hai là chia khoảng cách bậc thang đều nhau nhưng bậc thang càng cao thì bước nhảy giá càng lớn, những người tiêu thụ điện nhiều thì phải trả tiền nhiều, từ đó thúc đẩy tiết kiệm điện.

"Riêng với Việt nam, biểu giá điện không được thiết kế theo quy luật nào và việc thiết kế bước nhảy giữa các bậc thang cần được giải thích cho rõ hơn.

Ở ta, ngoại trừ 2 bậc thang đầu được cho là nhằm hỗ trợ người sử dụng điện thấp với bước chênh lệch giá chỉ 47 đồng/KWh, các bậc 3, 4, 5 chịu mức chênh lệch khá lớn.

Đặc biệt, giá điện ở bậc 4 cao hơn bậc 3 tới hơn 500 đồng/KWh trong khi bậc 6 là bậc cao nhất lại có mức chênh lệch khá nhẹ so với bậc liền kề bên dưới. Điều này chưa hợp lý, không đi theo thông lệ chung", GS.VS.TSKH Trần Đình Long chỉ rõ.

Từ những phân tích trên, ông cho rằng nên xem xét lại biểu giá điện theo hướng giữ nguyên các bậc thang nhưng điều chỉnh giá lũy tiến hợp lý hơn để bảo đảm công bằng giữa các bậc cũng như tuân thủ các nguyên tắc.

EVN thừa nhận hóa đơn tiền điện tăng ít nhất 35%

"Biểu giá điện phải thiết kế như thế nào mà doanh thu từ việc bán lẻ điện sinh hoạt của đơn vị điện lực không được thay đổi. Như đã nói ở trên, nó phải bằng lượng điện năng tiêu thụ chung nhân với giá điện trung bình được Thủ tướng phê duyệt.

Còn Nhà nước muốn giúp đỡ người nghèo thì cứ cho những bậc đầu giá thấp, để khuyến khích tiết kiệm điện thì cho những bậc sau giá cao nhưng phải tuân theo quy luật nhất định hoặc phải có giải thích cho rõ", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Trong khi đó, TS Ngô Đức Lâm - chuyên gia của Liên minh Năng lượng bền vững Việt Nam, trong nhiều lần trao đổi đã khẳng định, mấu chốt câu chuyện ngành điện là phải minh bạch giá điện bình quân. Hiện chưa có bất kỳ công bố nào về phương pháp tính giá điện bình quân này cho việc giám sát. Đây hoàn toàn là giá do doanh nghiệp EVN và Bộ Công thương ấn định.

Kêu "lỗ nặng nề" nhưng lại gửi 42.000 tỷ đồng không kỳ hạn ở ngân hàng: EVN lên tiếng trần tình
Thực tế, để ra được giá bán lẻ điện bình quân thì phải tính đến nhiều yếu tố, gồm: tổng chi phí phát điện (giá của nhà máy để sản xuất ra được điện), tổng chi phí truyền tải, tổng chi phí phân phối bán lẻ, tổng chi phí quản lý ngành, tỷ giá.

EVN phải công khai và minh bạch tất cả các yếu tố làm nên giá điện, khi ấy sẽ thấy rõ giá điện có phù hợp hay không.

Ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Công Thương chia sẻ trên VnExpress, phương án giá điện bậc thang hiện nay được chọn sau khi lấy ý kiến rộng rãi và tính tới đa mục tiêu như bảo đảm an sinh xã hội, khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm.

Điện năng là hàng hóa đặc biệt, sản xuất và tiêu dùng diễn ra đồng thời. Lưu trữ điện năng rất đắt và tốn kém. Khi huy động các nhà máy phát điện, về nguyên tắc, ngành điện sẽ để nhà máy có giá rẻ phát điện trước, đắt phát sau cho đến khi đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của khách hàng.

Vì đặc điểm này nên nhiều nước trên thế giới (Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia...) đều áp dụng giá điện bậc thang với giá tăng dần theo từng bậc.

"Sao chúng tôi phải bù lỗ cho ngành điện?": EVN trần tình lý do tiền điện tháng 4 tăng chóng mặt
Năm 2018, Việt Nam có 9 triệu hộ sử dụng điện mức 100 kWh một tháng trở xuống, chiếm trên 35% tổng số hộ dùng điện sinh hoạt. Do vậy giá bán lẻ điện sinh hoạt cho bậc 1 (0-50 kWh) và bậc 2 (51-100 kWh) được tính toán tương ứng bằng 90% và 93% so với mức giá bán lẻ điện bình quân, để hỗ trợ tiền điện cho các hộ thu nhập thấp. Các bậc thang còn lại có giá cao hơn.

Tuy nhiên, ông Hoàng Quốc Vượng thừa nhận, đúng là khi nhu cầu điện sinh hoạt tăng cao và công tơ điện tử được dùng thay thế công tơ cơ ngày càng nhiều thì việc đưa ra biểu giá điện bậc thang mới là cần thiết.

Vì thế, Bộ Công thương sẽ nghiên cứu, đề xuất biểu giá điện mới nhằm giảm bù chéo giữa các hộ tiêu thụ, khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả.

Thảo luận