Câu hỏi này đã được nhiều bạn đọc đặt ra sau khi Tuổi Trẻ thông tin:
“EVN công nhận năm 2012 lãi khoảng 3.500-4.000 tỉ đồng, nhưng vẫn phải tăng giá điện để bù các khoản lỗ trước đây”. Đó đã là sự kiện từ năm 2012, nhưng tình hình hiện nay, năm 2019, dường như "vấn đề cũ" vẫn còn là câu chuyện dài và gây nên sự bức xúc trong dư luận.
Trong số hơn 100 ý kiến phản hồi chuyện EVN tăng giá điện, đa số ý kiến đều cho rằng EVN làm ăn thua lỗ những năm trước không phải do lỗi của người tiêu dùng nên không thể bắt họ phải chịu trách nhiệm.
“Thủ tướng buộc EVN phải bù lỗ của những năm trước không có nghĩa thu thêm tiền của dân mà là yêu cầu ban lãnh đạo EVN cố gắng động não tính toán thu chi, tránh thất thoát... - bạn đọc có địa chỉ email tuananthony98@...bình luận
Bạn đọc có địa chỉ email dungthd261@... bức xúc:
“Chúng tôi hằng ngày phải nai lưng ra vật lộn với cuộc sống để kiếm từng đồng. Nếu không làm việc tốt, chúng tôi bị khiển trách và trừ vào lương ngay. Điều này làm chúng tôi sống có trách nhiệm và luôn nỗ lực với công việc. Không hiểu sao ngành điện đầu tư sai, thua lỗ nặng nề lại có quyền thoải mái tăng giá để bù lỗ? Tại sao khi ngành điện đã có lãi vẫn tiếp tục tăng giá điện để bắt khách hàng chúng tôi trả tiền cho họ bù đắp những khoản lỗ trước đây?”.
Bạn đọc Nguyễn Chí Hiếu nêu thẳng vấn đề: “Những khoản lỗ trước đây do mấy ông điện lực đầu tư sai gây ra thì các ông phải lấy lãi từng năm mà bù lỗ chứ sao lại lên giá điện để móc túi người dân chúng tôi mà bù lỗ?”.
“Tăng giá điện là điệp khúc được lặp đi lặp lại nhiều năm. EVN độc quyền bán điện rồi độc quyền tăng giá, lại còn nói “Không tác động lớn”. Cơ sở nào để các ông nói là không tác động lớn? Thử làm dân nghèo xem có tác động hay không khi mà người dân đã cắt giảm rất nhiều khoản chi tiêu, nay giá điện lại tăng thì lấy khoản nào bù vô? Đó là chưa kể giá điện tăng sẽ làm giá hàng hóa tăng theo. Tại sao làm ăn lỗ lại bắt khách hàng gánh cho mình?” - bạn đọc có địa chỉ email tuanhonglac@... đặt câu hỏi.
Thông tin về việc tăng giá điện còn mù mờ
EVN tăng giá điện khiến nhiều người thắc mắc: Vì sao lại tăng giá điện? Thắc mắc nhưng người dân không thể có đủ thông tin để đối thoại với EVN, ngay cả những người nghiên cứu kinh tế như chúng tôi.
Ở góc độ kinh doanh, việc tăng giá điện theo cách giải thích của EVN là điều khó chấp nhận. EVN cho rằng tăng giá điện thêm 5% (2012) và 8,36% (2019) không tác động nhiều đến kinh tế cả nước và viện lý do người nghèo đã được trợ giá điện. Rõ ràng tăng giá điện sẽ ảnh hưởng đến sản xuất, làm giá thành nhiều sản phẩm tăng lên khiến những người nghèo nhất - những người mà theo EVN sẽ không bị tác động gì của việc tăng giá điện - cũng sẽ gián tiếp bị ảnh hưởng bởi việc tăng giá này khi họ sử dụng những mặt hàng lên giá vì tăng giá điện...
EVN có lãi hàng ngàn tỉ đồng trong năm nay nhưng cho rằng cần tăng giá điện để bù lỗ cho việc làm ăn thua lỗ những năm trước là hết sức vô lý. EVN đã đặt lợi ích cục bộ của mình lên trên lợi ích tổng thể: kinh doanh điện có lãi nhưng lỗ ở chỗ khác (hệ quả của việc mở rộng đầu tư ngoài ngành), vào một thời điểm khác, rồi lấy khoản lãi đó để bù lỗ? Nếu EVN tăng giá điện để bù cho những khoản lỗ trước đây thì không người dân nào có thể chấp nhận được.
EVN 'tiết lộ' lý do tiền điện tháng 4 tăng vọt
Trên VNF, EVN cho biết theo quy luật thời tiết hằng năm thì tại khu vực miền Nam, Tây Nguyên bắt đầu bước vào giai đoạn nắng nóng, nhiệt độ nhiều thời điểm lên hơn 37 độ C. Khu vực miền Bắc, đặc biệt là thủ đô Hà Nội, cũng bắt đầu bước vào giai đoạn chuyển mùa, thời tiết nồm với độ ẩm cao và có ngày đã bắt đầu nắng nóng trên 30°C. Do vậy, nhu cầu sử dụng điện của khách hàng cho cho các thiết bị giải nhiệt, hút ẩm, đặc biệt là máy lạnh tăng cao.
Theo dõi số liệu sản lượng điện cung cấp từ EVN tại TP. Hà Nội và TP. HCM cho thấy trong giai đoạn cuối tháng 3/2019, đầu tháng 4/2019, việc tiêu thụ điện tại địa bàn tăng tương ứng từ 47 triệu kWh/ngày lên đến gần 58kWh/ngày tại Hà Nội và 71 triệu kWh/ngày đến trên 83 triệu kWh/ngày tại TP. HCM.
Bên cạnh đó là tác động của việc điều chỉnh giá bán điện được Bộ Công Thương công bố vào ngày 20/3. Với mức tăng này, trường hợp khách hàng sử dụng 400kWh thì số tiền phải trả thêm hơn 77.725 đồng so trước thời điểm chưa tăng giá. Mức giá này sẽ còn tăng 22.600 đồng cho mỗi 100 kWh nếu khách hàng sử dụng nhiều hơn.
Một lý do khác là số ngày sử dụng điện trong các kỳ hóa đơn tháng 4 (31 ngày) nhiều hơn so với kỳ hóa đơn tháng 3 (chỉ có 28 ngày, kéo dài từ ngày ghi chỉ số tháng 2 đến ngày ghi chỉ số tháng 3).
"Số ngày sử dụng điện dài hơn nên lượng điện năng tiêu thụ sẽ nhiều hơn kết hợp các yếu tố điện sử dụng tăng theo quy luật hàng năm vào những tháng Hè, cộng với việc giá bán điện điều chỉnh làm tổng số tiền điện của kỳ hóa đơn tháng 4/2019 của các hộ dân phải trả tăng hơn so với tháng trước", EVN kết luận.