Trang bị iPad để đại biểu Quốc hội Việt Nam tiện đọc tài liệu

Từ kỳ họp thứ 7 dự kiến khai mạc 20.5 tới, các đại biểu Quốc hội sẽ được trang bị iPad và phần mềm để đọc tài liệu phục vụ kỳ họp, trừ các tài liệu mật, báo Thanh Niên khẳng định.
Sputnik

Báo cáo một số vấn đề về việc chuẩn bị kỳ họp 7 tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 9.5, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, Văn phòng Quốc hội đã triển khai điều chỉnh phần mềm phù hợp việc xin ý kiến đại biểu Quốc hội bằng hệ thống điện tử tại hội trường và sẽ hướng dẫn đại biểu về cách thực hiện ngay sau phiên họp trù bị.

ĐBQH Việt Nam không có đặc quyền, nên có thể bị khởi kiện?

Một vấn đề khác, ông Phúc cho biết, trên cơ sở tổng hợp các nhu cầu thông tin cần cung cấp, Văn phòng Quốc hội đã phối hợp với Công ty Cổ phần tiến bộ quốc tế AIC triển khai xây dựng phần mềm ứng dụng cung cấp thông tin, tài liệu kỳ họp cho đại biểu Quốc hội dùng trên các thiết bị di động

Ông Phúc cho biết thêm, Văn phòng Quốc hội dự kiến sẽ trang bị một iPad sẵn trên bàn để các đại biểu có thể sử dụng.

“Trong phần mềm sẽ có đầy đủ các phần mềm phục vụ kỳ họp để các đại biểu đọc, chỉ trừ tài liệu mật”, ông Phúc nói thêm.

Cũng trong chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe Công ty AIC báo cáo nội dung cụ thể về việc triển khai phần mềm này và nghe Ủy ban Thường vụ Quốc hội góp ý kiến để tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện.

Trang bị iPad để đại biểu Quốc hội Việt Nam tiện đọc tài liệu

Giữ nguyên 2,5 ngày chất vấn

Về nội dung kỳ họp, ông Phúc cho biết, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ thông qua 7 dự án luật, 2 dự thảo nghị quyết và cho ý kiến 9 dự án luật.

"Cán bộ nâng điểm cho con không thiếu gì, chỉ thiếu đạo đức, liêm sỉ"

Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ tiến hành giám sát tối cao việc thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch, quản lý, sử dụng đất đai tại đô thị từ khi luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến hết năm 2018.

Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, theo dự kiến ban đầu, nội dung này sẽ được truyền hình trực tiếp. Tuy nhiên, sau khi tiếp thu nhiều ý kiến, cho rằng nội dung này nhiều vấn đề phức tạp, nhạy cảm nên Tổng thư ký Quốc hội đề nghị sẽ không truyền hình trực tiếp nội dung này.

Bên cạnh đó, Quốc hội cũng sẽ xem xét, thông qua các Nghị quyết về Chương trình giám sát và thành lập đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội năm 2020

ĐB Đặng Thuần Phong: Đất nước này không thiếu người làm cán bộ

Tại kỳ họp này, Quốc hội cũng sẽ nghe báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa 14 đối với ông Lê Đình Nhường thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình đã bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu mới đây.

Liên quan tới chất vấn và trả lời chất vấn, Tổng thư ký Quốc hội cho biết, có ý kiến đề nghị giảm thời gian chất vấn xuống 2 ngày thay vì 2,5 ngày, tuy nhiên, Tổng thư ký Quốc hội đề nghị giữ nguyên thời gian chất vấn là 2,5 ngày.

Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 14 dự kiến sẽ kéo dài trong 20 ngày, khai mạc vào ngày 20.5 tới và bế mạc vào 14.6.

Thảo luận