Người tài trợ các hành động của nhóm IS ở Malaysia là một doanh nhân bị giam giữ tại Singapore, và vũ khí và chất nổ đã được gửi từ Thái Lan. Trong cuộc phỏng vấn của Sputnik, các chuyên gia ghi nhận nguy cơ khủng bố đang gia tăng ở các quốc gia Nam và Đông Nam Á.
Ở miền đông Malaysia, vào những ngày 5-7 tháng 5, là tuần đầu tiên của tháng Ramadan, cảnh sát địa phương đã bắt giữ một người Malaysia, hai người Hồi giáo Rohingya và một người Indonesia. Chúng là các thành viên của nhóm “Bầy sói” thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS (bị cấm ở Liên bang Nga). Nhóm này đã lên kế hoạch tấn công vào các nhà thờ Công giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo, các trung tâm giải trí và một số nhân vật cao cấp. Những người bị giam giữ cho biết, các nhân vật đó đã xúc phạm Hồi giáo hoặc không thể hiện đủ sự ủng hộ cho đức tin.
Cảnh sát thu giữ sáu thiết bị nổ ngẫu hứng, một số khẩu súng và đạn dược. Doanh nhân, người đã tài trợ cho nhom IS của Malaysia được thành lập vào tháng 1 năm nay, đã bị bắt giữ tại Singapore. Nhóm này đã sử dụng rộng rãi tài nguyên Internet để truyền bá tư tưởng Hồi giáo.
Theo truyền thông Malaysia, Tổng thanh tra của Cảnh sát Abdul Hamid Bador cho biết rằng, vũ khí bị tịch thu "được cho là đến từ một quốc gia láng giềng". Nguồn cung cấp vũ khí không được nêu tên, nhưng, vũ khí của các nghi phạm có liên quan đến IS được phát hiện trước đây đã được gửi từ Thái Lan.
Cảnh sát cho biết họ đang truy tìm ít nhất ba đối tượng khác đã tham gia vào việc chuẩn bị và lên kế hoạch tấn công khủng bố. Đây là hai người Malaysia và một người Indonesia. Trong mối liên hệ này, các chuyên gia tỏ ra sự lo ngại rằng, đây là trường hợp đầu tiên được biết đến khi IS dự định sử dụng các nhóm khủng bố để tổ chức những vụ tấn công ở Malaysia.
Bình luận về đà lây lan chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở Malaysia, chuyên gia Viện Nghiên cứu phương Đông, viện Hàn lâm Khoa học Nga Alexei Drugov lưu ý rằng, sau sự thất bại tại Syria và Iraq, các chiến binh IS đang quay trở lại với kế hoạch trả thù ở quê nhà của họ:
“Những người theo đạo Hồi có khuynh hướng khủng bố cực đoan đã bị đánh bại ở Trung Đông, và họ đang trở về quê hương, bao gồm cả Indonesia. Họ quyết tâm trả thù trên quê hương. Chính quyền Indonesia hiểu điều này, vì vậy các cơ quan thực thi pháp luật đang thực hiện các biện pháp bổ sung để ngăn chặn nguy cơ khủng bố. Ở đây đã thành lập Cục Chống Khủng Bố Quốc Gia Indonesia (BNPT). Cơ quan này đang tích cực hợp tác với quân đội và cảnh sát. Về phần mình, các nhà phân tích và xã hội học ở Indonesia chỉ ra rằng, các vấn đề xã hội và sự bất bình đẳng trong sự phát triển của các khu vực riêng lẻ là mảnh đất màu mỡ cho chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, bao gồm các biểu hiện khủng bố. Chính phủ của Joko Widodo đang thực hiện một số biện pháp nhất định để kích thích tăng trưởng kinh tế, nâng cao mức sống của người dân, nhưng, vấn đề này là quá phức tạp và không thể được giải quyết nhanh chóng. Nhiều quốc gia khác cũng đang đối mặt với tình hình tương tự”.
Trong bối cảnh mối đe dọa khủng bố ngày càng tăng ở khu vực châu Á, các nỗ lực quốc tế có tầm quan trọng đặc biệt. Đồng thời, chưa thể liệt Malaysia vào danh sách các quốc gia sẵn sàng hợp tác quốc tế trong cuộc chiến chống chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan. Vào tháng 10 năm 2018, trái với yêu cầu của Bắc Kinh dẫn độ về nước 11 người Duy Ngô Nhĩ bị nghi ngờ hoạt động khủng bố ở Trung Quốc, Malaysia đã thả họ và gửi họ đến Thổ Nhĩ Kỳ. Vào tháng 11 năm 2017, nhóm này đã thực hiện cuộc vượt ngục táo bạo khỏi nhà tù ở Thái Lan. Các thành viên của nhóm này đã bị bắt giữ và bị buộc tội vào Malaysia bất hợp pháp. Tuy nhiên, họ chỉ là một phần của nhóm lớn gồm hơn 200 người đã bị bắt giữ tại Thái Lan vào năm 2014. Chính quyền Trung Quốc cho rằng, họ đã có âm mưu thực hiện các hành vi khủng bố ở Trung Quốc, nhưng cho đến nay Thái Lan vẫn chưa hợp tác tích cực với các cơ quan thực thi pháp luật của Trung Quốc trong vấn đề này.
Chính quyền Malaysia đã chỉ trích Aung San Suu Kyi, nhà lãnh đạo thực tế của Myanmar, vì cuộc khủng hoảng với người Hồi giáo Rohingya ở bang Arakan. Thủ tướng Mahathir Mohamad đã nói: Chúng tôi không còn ủng hộ bà nữa. Trong khi đó, các chuyên gia không loại trừ rằng, các chiến binh IS có thể sử dụng vấn đề này để kích động cuộc nội chiến ở Myanmar.