Sputnik đã thảo luận vấn đề này với nhà phân tích chính trị Robinder Sachdev, Chủ tịch và sáng lập gia Viện Imagindia.
Theo ông, xác suất để IS* thành lập "caliphate" tại một tỉnh của Ấn Độ là bằng không. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng, các mạng xã hội đã trở thành một công cụ tuyên truyền và kích thích tư tưởng cực đoan và bạo lực, bao gồm cả ở Ấn Độ.
“Điều đáng lo ngại là bộ máy tuyên truyền của bọn khủng bố lôi kéo không chỉ những cá nhân tiến hành các cuộc tấn công và không kết nối với IS*. Trên thực tế, các thành viên IS* tuyển mộ những kẻ cực đoan và sau đó dẫn dắt các hành động của chúng trong khu vực. IS* có thể tăng cường tuyên truyền và lên tiếng nhận trách nhiệm về một số hành động cực đoan ở Ấn Độ mà trên thực tế không phải do chúng tổ chức”, - chuyên gia nói.
Ngay sau cuộc tấn công vào Sri Lanka, IS* đã làm như vậy, và điều đó cho thấy rõ rằng, IS* muốn tạo ra ấn tượng rằng tổ chức của chúng đang lớn mạnh và nhận được sự hỗ trợ ở châu Á.
“Có vẻ như IS* đã quyết định tăng cường sự hiện diện ở châu Á sau khi nhận ra rằng, một số chiến binh đã đến Trung Đông là đại diện của một số quốc gia châu Á. Ngoài ra, ở nhiều nước châu Á nhỏ các cơ quan tình báo và cơ quan bảo vệ an ninh nội bộ còn khá yếu. Chính bởi vậy các quốc gia này có thể trở thành mục tiêu của các nhóm tội phạm giống như ở Sri Lanka", - ông Robinder Sachdev nói.
Về phần mình, Ấn Độ sẽ thực hiện các bước đi kiên quyết để ngăn chặn kịch bản như vậy. Cho đến nay, Chính phủ Ấn Độ đã chiến đấu chống các thế lực khủng bố được truyền cảm hứng và nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức Pakistan không hài lòng với tình hình ở Kashmir. Ở Ấn Độ đang tiến hành tổng tuyển cử, và chính phủ mới sẽ lên nắm quyền vào ngày 23/5. Sự quan tâm trực tiếp đến vấn đề này sẽ là một trong những hành động đầu tiên của chính phủ mới.
Trả lời câu hỏi: “Liệu hiện nay Ấn Độ và Pakistan có thể thiết lập sự hợp tác để cùng nhau giải quyết vấn đề này?”, ông Robinder Sachdev đã nhận xét như sau:
“Hiện tại cơ hội này là vô cùng nhỏ. Trước hết Ấn Độ muốn cùng với Pakistan ngăn chặn hoạt động của những cầu thủ và nhóm khủng bố can thiệp vào Ấn Độ. Nếu Pakistan không chấm dứt hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chiến binh muốn gây tổn hại cho Ấn Độ, thì thật ngây thơ khi mong đợi bất kỳ sự hợp tác nào".
Sau khi Mỹ rút khỏi Afghanistan, Pakistan cố gắng tận dụng vị thế thuận lợi. Và nếu nước này nhận được hỗ trợ kinh tế từ IMF, thì áp lực lên Pakistan sẽ giảm đi, và nước này có thể nối lại những hành động cũ, và sau đó mọi tiến bộ trong cuộc chiến chống khủng bố sẽ bị hủy bỏ”.
*Tổ chức bị cấm ở Nga