Indonesia đánh chìm tàu cá các nước và nỗi lo cho ASEAN

Việc đánh chìm tàu cá các nước có thể khuấy động tinh thần dân tộc tại Indonesia, nhưng sẽ kéo theo căng thẳng trong ASEAN và không thể giải quyết vấn đề hải sản của nước này, Zing phân tích.
Sputnik

Không có gì nghi ngờ về việc Indonesia là đất nước của nghề đánh bắt cá và thủy hải sản. Họ nằm ở ngã ba đường của hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là đảo quốc lớn nhất thế giới với 17.504 hòn đảo và đường bờ biển 99.093 km.

Ai đứng sau những vụ đánh chìm tàu cá các nước ASEAN ở Indonesia?

Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á dẫn số liệu năm 2015 cho biết nghề cá đóng góp vào 2,46% GDP của Indonesia, chủ yếu đến từ 964.231 hộ gia đình đánh cá và 1.649.080 hộ gia đình nuôi trồng thủy sản.

Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi một trong những trọng tâm của nhiệm kỳ Tổng thống Joko Widodo là mang lại sự thịnh vượng cho nghề cá và hàng hải của Indonesia. Nổi tiếng nhất trong chiến lược này là chính sách cho nổ hoặc đánh chìm thuyền cá của các ngư dân nước ngoài bị cho là hoạt động trái phép trong vùng biển và Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Indonesia. Jakarta cáo buộc các hoạt động này gây ra việc mất 25% sản lượng cá nước này.

Indonesia đánh chìm tàu cá các nước và nỗi lo cho ASEAN

Hơn 500 chiếc thuyền các nước bị đánh chìm, bao gồm 284 thuyền Việt Nam, kể từ tháng 10/2014 đến nay, sau khi bị bắt với cáo buộc đánh bắt trái phép trong vùng biển Indonesia. Chính sách này được người dân ủng hộ nhiệt liệt và khiến Bộ trưởng Hàng hải và Nghề cá Indonesia Susi Pudjiastuti trở thành gương mặt chính trị gia được yêu thích. Nó cũng gây nên căng thẳng và quan ngại từ các nước láng giềng.

Indonesia đi ngược với UNCLOS
Tác giả Ahmad Almaududy Amri của Trung tâm Quốc gia Australiavề Tài nguyên Biển và An ninh, Đại học Wollongong, phân tích trên Diplomat rằng UNCLOS đề cập đến các biện pháp có thể sử dụng để chống nạn đánh bắt trái phép trong hai khu vực, vùng biển chủ quyền của một quốc gia và EEZ của quốc gia đó, nơi họ chỉ có quyền chủ quyền chứ không có chủ quyền.

Phản ứng của Hà Nội về việc Indonesia bắt và đánh chìm các tàu cá Việt Nam

Đối với EEZ, Điều 73 UNCLOS cho phép một quốc gia "lên tàu, khám xét, bắt giữ và tiến hành truy tố" đối với con tàu vi phạm, nhưng "các hình phạt cho việc vi phạm không bao gồm bỏ tù, hoặc bất cứ hình thức nào của việc trừng phạt về thân thể".

"Vì thế, luật pháp quốc tế có vẻ không ủng hộ việc Indonesia đánh chìm thuyền cá trong phạm vi EEZ của họ", ông viết.

Trong khi đó, tiến sĩ Jay Batongbacal, Giám đốc Viện nghiên cứu các Vấn đề Hàng hải và Luật Biển (Philippines), nói rằng UNCLOS đã cố gắng hạn chế các biện pháp trừng phạt nhằm vào việc vi phạm EEZ.

Indonesia đánh chìm tàu cá các nước và nỗi lo cho ASEAN

"Nó nêu rõ rằng các biện pháp có thể được sử dụng không bao gồm việc trừng phạt thân thể đối với thủy thủ đoàn, thậm chí bỏ tù, trừ khi việc đó được cho phép trong thỏa thuận song phương của hai nước", ông nói với Zing.vn. UNCLOS cũng yêu cầu việc nhanh chóng thả tàu và thuyền viên sau khi có mức phạt tiền hợp lý.

"Có vẻ Indonesia đang đi ngược lại UNCLOS vì (việc đánh chìm tàu) khiến cho không còn cơ hội nào để nhanh chóng thả hoặc không dùng các biện pháp trừng phạt thân thể đối với thuyền viên", ông nói.

Hôm 27/4, Indonesia đã bắt thuyền cá Việt Nam mang số hiệu BĐ 97916 TS cùng 12 ngư dân trên tàu.

Việt Nam yêu cầu Indonesia thả ngay ngư dân và đền bù thỏa đáng

Ngoài ra, theo tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak, (Singapore), một điểm mấu chốt là các tàu cá của Việt Nam bị bắt có thực sự vi phạm vùng biển của Indonesia hay không, hay nằm trong vùng EEZ chồng lấn chưa được phân định giữa hai nước. Con tàu cá Việt Nam bị bắt ngày 27/4 thuộc khu vực Việt Nam và Indonesia đang tiến hành phân định vùng đặc quyền kinh tế (toạ độ 06026’N-106047’E, cách đường phân định thềm lục địa năm 2003 5,5 hải lý về phía Bắc).

"Nếu các ngư dân và giới chức Việt Nam chứng minh được là việc bắt giữ của phía Indonesia là sai, nằm ngoài các vùng biển thuộc quyền tài phán của Indonesia, thì họ có thể khởi kiện phía Indonesia và đòi bồi thường cho các thiệt hại đã bị gây ra", ông nói.

Ông Hiệp cho rằng "Indonesia cũng cần lưu tâm tới quan ngại của Việt Nam và các nước liên quan, đồng thời cần đối xử nhân đạo với các ngư dân như tinh thần của DOC 2002 (về quy tắc ứng xử trên Biển Đông) đã nêu".

Indonesia đánh chìm tàu cá các nước và nỗi lo cho ASEAN

"Tâm trạng bầu cử" làm căng thẳng ASEAN
Nói về vụ đánh chìm tàu cá hồi đầu tháng 4 của Indonesia, tiến sĩ Mustafa Izzuddin, Viện Nghiên cứu Nam Á (Đại học Quốc gia Singapore), nói rằng Indonesia đang ở trong "tâm trạng bầu cử" và vào lúc cả nước chờ đợi kết quả chính thức của cuộc bầu cử, chính quyền Tổng thống Widodo sẽ phải chứng minh cho công chúng thấy rằng họ mạnh mẽ và đủ năng lực bảo vệ chủ quyền.

"Đánh chìm thuyền và tỏ ra cứng rắn trước Việt Nam sẽ lấy được lòng bộ phận dân chúng giàu tinh thần dân tộc ở Indonesia", ông nói. "Vì cả nước đang trong tâm trạng bầu cử, mối quan tâm của các lãnh đạo là tình hình trong nước, không phải quan hệ Việt Nam - Indonesia".

Ngày 4/5, chính quyền Indonesia tiếp tục đánh chìm 51 tàu cá nước ngoài bị nước này bắt. Trong số này có 38 thuyền treo cờ Việt Nam, 6 thuyền Malaysia, 2 thuyền Trung Quốc và 1 thuyền Philippines. Số còn lại là những thuyền có chủ người nước ngoài nhưng treo cờ Indonesia.

Việt Nam lần đầu tham gia triển lãm quốc phòng tại Indonesia
Tiến sĩ Gregory Poling, Giám đốc chương trình Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS, Mỹ), nói với Zing.vn rằng dù Việt Nam khiến Indonesia trở thành "gương mặt đại diện cho cuộc chiến toàn cầu chống lại các hoạt động đánh bắt cá trái phép, không báo cáo và không thể kiểm soát", nó cũng "sẽ làm gia tăng căng thẳng của Jakarta với các láng giềng, đặc biệt khi lực lượng chấp pháp Indonesia bắt tàu cá nước ngoài trên những vùng (EEZ - PV) tranh chấp".

Tương tự, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp cho rằng căng thẳng giữa bất kỳ hai thành viên nào của ASEAN chắc chắn cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng tới sự đoàn kết, ổn định của toàn khối, "nhất là trong bối cảnh có các thế lực muốn gây chia rẽ trong nội bộ ASEAN".

"Chính vì vậy, những căng thẳng như nêu trên giữa Việt Nam và Indonesia nên được tránh hoặc hạn chế. Hành động này có thể ít nhiều tổn hại quan hệ Việt Nam - Indonesia do tạo ra căng thẳng cho quan hệ song phương trong khi hai bên đã là đối tác chiến lược của nhau", tiến sĩ Hiệp cho biết.

Các nhà quan sát đánh giá một trong những đặc trưng trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Widodo là sự thiếu hứng thú của ông với các chính sách đối ngoại và sự nhấn mạnh vào người dân trong nước. So với nhiệm kỳ cựu tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono trước đó, 5 năm cầm quyền vừa qua của ông Widodo cho thấy Jakarta ít tập trung hơn hẳn vào ASEAN, dù họ là nước có vai trò quan trọng với dân số đông nhất hiệp hội.

Indonesia đánh chìm tàu cá các nước và nỗi lo cho ASEAN

Tuy nhiên, nhà bình luận Prashanth Parameswaran viết trên Diplomat rằng nội các sắp cải tổ tới dây của ông Widodo sẽ mang lại một vài thay đổi và hướng tiếp cận khác.

"Indonesia càng bắt nhiều thuyền, quan hệ giữa họ với Việt Nam sẽ càng căng thẳng. Dù vậy, tôi không nghĩ hai nước sẽ leo thang quá xa", ông Mustafa nói.

"ASEAN thì vốn đã chia rẽ trong các ứng xử với tranh chấp Biển Đông. Càng có nhiều tranh chấp giữa các thành viên, khối sẽ càng thiếu kết dính".

Đánh đắm thuyền không "cứu" được cá

Indonesia đánh chìm 86 tàu cá Việt Nam
Arifsyah Nasution, nhà hoạt động của tổ chức Hòa bình Xanh Indonesia, nói rằng việc đánh chìm tàu cá tốt hơn cho biển và tài nguyên biển so với việc cho nổ những con thuyền, đặc biệt khi chiến dịch chống lại đánh bắt cá trái phép của họ còn "giương cao ngọn cờ" phát triển bền vững nghề cá và bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, theo ông, việc bảo vệ biển yêu cầu các biện pháp được tiến hành cả trên mặt đất lẫn dưới biển, ngăn chặn các biện pháp gây ô nhiễm, bảo vệ các hệ sinh thái dưới biển...

"Nếu Indonesia và các quốc gia ASEAN có thể giải quyết các tranh chấm hiện có trên biển, tăng cường minh bạch trong nghề cá và hợp tác trong việc chống lại nạn đánh bắt trái phép trong khu vực, số thuyền cá để đánh chìm sẽ giảm đáng kể", ông nói với Zing.vn.

Ông Poling cũng cho rằng "đánh đắm thuyền không bao giờ là đủ để ngăn chặn việc đánh bắt cá trái phép và thiếu kiểm soát, dù đó là ở vùng biển Indonesia hay trên toàn cầu".

Ông cho rằng các nước trong khu vực cần cùng nhau thiết lập phương thức tốt nhất, hợp tác với nhau để thúc đẩy sự minh bạch hàng hải (ví dụ như yêu cầu bộ thu phát Hệ thống Định vị Tàu thuyền cho tất cả các thuyền các trong nước), kiểm soát tốt hơn việc đánh bắt cá trong nước.

Cơ quan chức năng Việt Nam nói gì về sự cố với tàu Indonesia?

"Đến cuối cùng, họ phải giải quyết được các vùng biển chồng lấn trong phạm vi có thể và thiết lập cơ chế hợp tác đa phương ở những vùng biển không thể (phân chia - PV)", ông nói.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp thì cho rằng các căng thẳng này chủ yếu là do việc hai nước chưa phân định xong khu vực chồng lấn giữa vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của hai nước. Chính vì vậy, thực ra những sự cố như thế này có thể giúp hai nước có thêm động lực để đẩy nhanh quá trình đàm phán này.

"Việt Nam cần giao thiệp với phía Indonesia để vừa thúc đẩy quá trình đàm phán phân định EEZ, vừa thuyết phục Indonesia dùng các biện pháp ít cực đoan hơn trong việc xử lý các tàu cá và ngư dân Việt Nam mà họ cho là vi phạm các vùng biển của họ. Ngoài ra, bản thân Việt Nam cũng cần hướng dẫn ngư dân để họ hạn chế đánh bắt cá trong các khu vực chồng lấn, nhất là những nơi quá gần EEZ của Indonesia, để tránh các sự cố không đáng có".

"Tuy nhiên, theo tôi hiểu, sự chậm trễ trong đàm phán ngoài các lý do từ hai nước thì còn do sự can thiệp, cản trở của bên thứ ba", ông nói. "Vì vậy, có thể những sự cố tương tự vẫn tiếp tục diễn ra trong thời gian tới".

Thảo luận