Nhà thiết kế Makarov: từ súng ngắn đến pháo trang vị cho chiến đấu cơ

Súng ngắn đơn giản và đáng tin cậy của Makarov được sản xuất trong hơn 70 năm và vẫn là loại súng ngắn phổ biến.
Sputnik

Súng ngắn PM huyền thoại là sự phát triển nổi tiếng nhất, nhưng không phải là duy nhất của nhà thiết kế xuất sắc. Sau đây là bài của Sputnik về những phát minh khác của ông.

Pháo trang bị cho chiến đấu cơ

Nikolai Makarov đã bắt đầu phát triển pháo trang bị cho máy bay AM-23 sau khi súng ngắn PM được đưa vào biên chế. Ông đã thực hiện dự án mới này cùng với nhà thiết kế nổi tiếng Nikolai Afanasyev. Sau khi xuất hiện các máy bay phản lực, các loại vũ khí từ Thế chiến thứ hai không đáp ứng đủ điều kiện không chiến. Chiến đấu cơ bay với tốc độ cao và có tính cơ động chiến đấu cao phải được trang bị pháo và tên lửa có tầm bắn xa hơn.

Trong năm nay súng lục mới “Udav” sẽ được đưa vào trang bị cho quân đội

Cơ sở cho loại pháo mới là súng máy A-12.7 của nhà thiết kế Afanasyev được lắp đặt trên trực thăng Mi-4 và máy bay chiến đấu MiG. Khẩu pháo đã được đặt tên là AM-23 (Afanasyev-Makarov, cỡ nòng 23). Thiết bị tự động được thiết kế lại cho loại đạn cỡ 23 mm hoạt động theo nguyên tắc khí thải. Tốc độ bắn cao - 1.200 vòng/phút  - được bảo đảm  bằng cách sử dụng bộ tăng tốc đòn bẩy, đẩy viên đạn từ băng vào nòng.

Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà thiết kế AM-23 đã sử dụng bộ đệm khí để giảm giật và tích lũy năng lượng của các bộ phận chuyển động. Thiết bị giảm giật có các lò xo. Phiên bản tiêu chuẩn có nòng dài 1m, nhưng có những phiên bản với nòng dài hơn - 1450 mm. Một số loại đạn đã được phát triển cho cỡ nòng dài hơn, bao gồm cả đạn xuyên giáp và phân mảnh nổ cao.

Pháo AM-23 đã được sản xuất trong một phần tư thế kỷ và chủ yếu được sử dụng làm vũ khí phòng thủ được trang bị ở đuôi máy bay vận tải quân sự và máy bay ném bom. Pháo AM-23 đã được trang bị cho An-12B, máy bay đổ bộ Be-8 và Be-10, Tu-16 và Tu-95, máy bay chống tàu ngầm Tu-142, những phiên bản đầu tiên của máy bay vận tải Il-76. Tính tổng cộng, Liên Xô đã sản xuất khoảng 12 nghìn pháo AM-23.

Tên lửa Fagot

Ngoài vũ khí bộ binh, nhà thiết kế Nikolai Makarov đã phát triển thành công các loại tên lửa. Nhưng, đây không phải là vũ khí cho không quân mà là vũ khí chống tăng. Giữa thập niên 1960, Phòng thiết kế chế tạo khí cụ thành phố Tula được giao nhiệm vụ phát triển hệ thống tên lửa chống tăng. Makarov đã bắt tay thực hiện nhiệm vụ này cùng với một nhà thiết kế xuất sắc khác là Igor Stechkin. Ban đầu Makarov đã chịu trách nhiệm phát triển đường dây liên lạc có dây cho tổ hợp tên lửa, sau đó ông được bổ nhiệm làm phó giám đốc của tổng công trình sư phát triển dự án. Tập thể đã làm việc sôi nổi, và vào năm 1970, quân đội Liên Xô đã nhận được tên lửa chống tăng Fagot.

Nhà thiết kế Makarov: từ súng ngắn đến pháo trang vị cho chiến đấu cơ

Hệ thống tên lửa chống tăng Fagot thuộc hệ thống chống tăng thế hệ thứ hai. Trước đó, quân đội Liên Xô đã được trang bị tổ hợp chống tăng Malyutka. Thiết kế của nó, mặc dù đơn giản và đáng tin cậy, nhưng có những nhược điểm đáng kể. Ví dụ, tên lửa Malyutka bay với tốc độ rất thấp: mất 2 phút để vượt qua 2 km. Trong thời gian này, xe tăng địch có thể dễ dàng di chuyển đến một vị trí khác hoặc trốn đằng sau ngọn đồi.

Chuyên gia quân sự nói về các tính năng của súng "Udav"

Ngoài ra, tên lửa điều khiển hoàn toàn bằng tay khiến người điều khiển phải liên tục theo dõi đường bay, và nếu bị run tay dù chỉ một chút thì làm giảm đáng kể độ chính xác. Còn tổ hợp Fagot được điều khiển bởi một công cụ dẫn hướng hồng ngoại đọc tọa độ của tên lửa và truyền thông tin đến máy tính.

Đây là một trong những tổ hợp bán tự động đầu tiên. Mặc dù khi khai hỏa, người điều khiển (cũng như trong trường hợp với Malututka) phải giữ mục tiêu trong tầm nhìn trên toàn bộ đường bay của tên lửa, nhưng, thiết bị tự động điều khiển đạn. Pháo đội Fagot  gồm ba người: hai binh sĩ mang hai tên lửa mỗi người, binh sĩ thứ ba mang bệ phóng. Cần mất chưa đầy 30 giây để đưa tổ hợp vào trại thái chiến đấu.

Sau vài năm hoạt động, một tên lửa mạnh hơn đã được phát triển cho tổ hợp Fagot để có khả năng tiêu diệt xe tăng và các phương tiện bọc thép khác ở khoảng cách 2,5 km. Sau đó, tên lửa chống tăng Konkurs đã được paht triển trên cơ sở đó.  Và Fagot vẫn đang phục vụ trong quân đội của Nga và hàng chục quốc gia khác. Vũ khí này đã được sử dụng trong nhiều cuộc xung đột vũ trang trên khắp thế giới và vẫn được coi là một trong những phương tiện chiến đấu bọc thép hiệu quả nhất.

Nhà thiết kế vũ khí lừng danh - người khiêm tốn

Nikolai Fedorovich Makarov - tác giả của 36 phát minh về vũ khí. Ông sinh ngày 22 tháng 5 năm 1914, từ khi còn trẻ, ông  rất thích sáng chế kỹ thuật và thiết kế. Nhiều năm tháng cống hiến đối với sự phát triển của ngành này, ông Makarov được tặng hàng chục phần thưởng của chính phủ. Với công lao thiết kế súng ngắn PM, ông Makarov đã được tặng Giải thưởng Stalin. Năm 1974, ông được trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động xã hội chủ nghĩa. Makarov được tặng Huân chương Lenin và Huân chương Cờ đỏ Lao động, Huy chương "Vì thành tích lao động" và "Vì lao động dũng cảm", ông đã hai lần giành giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Mosin.

Các tùy viên quân sự nước ngoài thi bắn súng với các tướng lĩnh Nga

Như những người đương thời nhớ lại, Nikolai Fedorovich nổi bật bởi tính cách khiêm tốn và bình tĩnh. Ông không bao giờ đuổi theo giải thưởng, nhưng đã phân chia tiền thưởng cho tất cả người thân, mua quà cho tất cả.

Ông không bao giờ gia nhập Đảng Cộng sản vì không muốn lãng phí thời gian cho nhiều cuộc họp. Đồng thời ông đã sử dụng tài năng thiết kế của mình trong cuộc sống thường ngày. Chẳng hạn, ông đã phát triển máy đóng nắp hộp sắt để tạo điều kiện thuận lợi cho vợ khi chế biến rau quả tại nhà. Ban đầu thiết bị này đã đơn giản hóa rất nhiều cuộc sống của gia đình Makarov, và sau đó, sau khi được sản xuất hàng loạt, phục vụ cho hàng ngàn phụ nữ Liên Xô. Bản thân nhà thiết kế đã coi thiết bị này là một trong những phát minh quan trọng nhất của mình. Nikolai Fedorovich đã về hưu ở tuổi 60, qua đời năm 1988.

Thảo luận