Việt Nam đại diện ASEAN cam kết bảo vệ dân thường trong xung đột

Trên TTXVN/Vietnam+ cho biết, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, thay mặt ASEAN khẳng định các nước có trách nhiệm hàng đầu trong vấn đề bảo vệ người dân trong xung đột.
Sputnik

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 23/5 đã tiến hành phiên Thảo luận mở với chủ đề “Bảo vệ dân thường trong xung đột vũ trang” dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi và sự tham gia của Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, đại diện của gần 80 quốc gia thành viên, Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế và một số tổ chức khu vực.

Việt Nam và Trung Quốc có bàn về Biển Đông tại Đối thoại Shangri-La?

Phát biểu khai mạc phiên thảo luận, ông Guterres cho rằng sau 70 năm kể từ khi các Công ước Geneva (1949) ra đời, cộng đồng quốc tế đã có một khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ, đạt được những tiến bộ đáng kể như xây dựng văn hóa bảo vệ dân thường tại Hội đồng Bảo an, đưa vấn đề này trở thành một chủ đề quan trọng trong chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an và giao nhiệm vụ này cho một số phái bộ gìn giữ hòa bình (PKO) và xét xử tội ác chiến tranh.

Tuy nhiên, Tổng Thư ký Liên hợp quốc cũng chỉ ra rằng sau 20 năm kể từ khi Hội đồng Bảo an bắt đầu thảo luận về chủ đề này, tình hình dân thường tại các vùng xung đột vẫn rất đáng quan ngại.

Năm 2018 có khoảng 22.800 nạn nhân và gần đây có thêm 1,4 triệu người mất nhà cửa do xung đột.

Tổng Thư ký Liên hợp quốc khuyến nghị các nước cần xây dựng khuôn khổ chính sách quốc gia về bảo vệ dân thường, tăng cường đối thoại với các nhóm vũ trang phi nhà nước nhằm tạo điều kiện tiếp cận nhân đạo, xây dựng các cơ chế trong nước xét xử các vụ vi phạm nghiêm trọng luật nhân đạo.

Quân đội Việt Nam thuộc top mạnh hàng đầu khu vực Đông Nam Á

Ông Guterres kêu gọi Hội đồng Bảo an cần có cách tiếp cận toàn diện, nhất quán nhằm đối phó với các diễn biến mới của xung đột như tác chiến trong đô thị, tăng cường các cơ chế chịu trách nhiệm, hỗ trợ điều tra các vụ vi phạm luật nhân đạo.

Các phát biểu nhất trí khẳng định trách nhiệm bảo vệ thường dân trong xung đột vũ trang trước hết thuộc về quốc gia liên quan và cộng đồng quốc tế cần tăng cường các nỗ lực về bảo vệ thường dân.

Bày tỏ quan ngại về tình trạng vi phạm luật nhân đạo, nhân quyền tiếp tục diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới, nhiều phát biểu kêu gọi các bên xung đột tăng cường tuân thủ luật pháp quốc tế, Hội đồng Bảo an giao nhiệm vụ rõ ràng cho các phái bộ gìn giữ hòa bình và cung cấp cho họ các nguồn lực cần thiết và Liên hợp quốc cần lên án mạnh mẽ các vi phạm, đồng thời thông qua vai trò trung gian hòa giải, giúp ngăn ngừa và giải quyết xung đột.

Vai trò mới, vị thế mới của Việt Nam tại Liên Hợp quốc

Các quốc gia thành viên cũng nhấn mạnh việc cần tăng cường hợp tác đa phương, phối hợp giữa Liên hợp quốc và các tổ chức khu vực, tiếp tục lồng ghép vấn đề bảo vệ thường dân vào các hoạt động khác của Liên hợp quốc về giải trừ quân bị, bảo vệ quyền con người, phát triển bền vững.

Nhiều phát biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường năng lực, đào tạo cho các binh sỹ tham gia gìn giữ hòa bình, phối hợp với các cộng đồng địa phương, tăng cường vai trò của phụ nữ, thanh niên.

Cũng có ý kiến nêu các tổ chức nhân đạo cần tập trung hỗ trợ các nạn nhân, tránh lạm dụng để thực hiện các mục đích chính trị.

Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, thay mặt các nước ASEAN đã có bài phát biểu, đánh giá cao việc tổ chức Thảo luận mở nhằm tái khẳng định cam kết của cộng đồng quốc tế về bảo vệ dân thường trong xung đột vũ trang.

Trung Quốc dùng âm mưu "chia để trị" với láng giềng ở Biển Đông để đối phó Mỹ

Theo Đại sứ, các nước ASEAN khẳng định chính phủ các nước có trách nhiệm hàng đầu trong vấn đề bảo vệ người dân, nhiệm vụ bảo vệ thường dân trong xung đột phải được thực hiện phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc, tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của quốc gia chủ nhà.

ASEAN hoan nghênh việc một số phái bộ gìn giữ hòa bình được giao nhiệm vụ bảo vệ dân thường; cho rằng biện pháp bảo vệ dân thường hiệu quả nhất là ngăn ngừa xung đột, xây dựng hòa bình và ngoại giao phòng ngừa.

Các nước ASEAN chia sẻ kinh nghiệm của khu vực về ngoai giao phòng ngừa và kêu gọi tăng cường hợp tác giữa ASEAN và Liên hợp quốc nhằm hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm và đào tạo để tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, trong đó có vai trò và sự hợp tác với các trung tâm gìn giữ hòa bình của các nước trong khu vực. 

Đại sứ Đặng Đình Quý chia sẻ là một nước đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh vì độc lập, chủ quyền, Việt Nam cảm thông với những đau thương của dân thường trong các cuộc xung đột vũ trang.

Indonesia đánh chìm tàu cá các nước và nỗi lo cho ASEAN

Đại sứ kêu gọi tất cả các bên xung đột cần tuân thủ luật nhân đạo quốc tế và các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các phái bộ gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc cần đáp ứng được các đặc thù cụ thể của địa bàn, cũng như của việc người dân địa phương được tham gia vào quá trình này để tăng cường năng lực tự bảo vệ và ngăn ngừa xung đột leo thang.

Đại sứ khẳng định cam kết của Việt Nam tham gia đóng góp vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế, trong đó có việc tham gia Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Nam Sudan (UNMISS). Đại sứ nêu rõ Việt Nam coi trọng công tác đào tạo về luật nhân đạo quốc tế và có chính sách không khoan nhượng đối với các lạm dụng và xâm hại tình dục trong hoạt động gìn giữ hòa bình.

Thảo luận