'Cuối năm khi bỏ phiếu thi đua tất cả đều không bỏ cho người tài'

Quan chức Quốc hội nêu thực tế có những nơi môi trường làm việc không cho nhân tài phát huy năng lực, cuối năm thì tất cả bảo nhau không bỏ phiếu cho người tài, VTC News dẫn bình luận cho biết.
Sputnik

Thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, TS Triệu Thế Hùng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội nêu vấn đề trọng dụng nhân tài hiện nay.

Kỷ luật cán bộ trường chính trị đăng Facebook sai sự thật về sức khỏe lãnh đạo cấp cao Việt Nam

Ông Hùng cho rằng có nhiều người có trình độ tiến sĩ nhưng vẫn không làm được việc, bởi vấn đề môi trường, điều kiện để người tài đó thực hiện không có.

“Quan trọng nhất là nhận thức của cơ quan quản lý và sử dụng người tài, môi trường công chức nhận thức về người tài như thế nào? Có những đồng chí nói với tôi mình vào đó nhưng không được, hơi một tý anh chị em lại bảo là ông người tài ông làm đi, cuối năm khi bỏ phiếu thi đua tất cả đều không bỏ cho người tài thì người tài không hoàn thành nhiệm vụ. Như vậy, câu chuyện nhận thức vẫn là câu chuyện lớn trong vấn đề này”, TS Triệu Thế Hùng nêu băn khoăn.

Ông Hùng cho rằng có biện pháp để tuyển dụng người tài nhưng cũng cần phải mạnh dạn loại bỏ nếu không làm được việc.

Bí thư Hà Giang Triệu Tài Vinh: "Kỷ luật cán bộ dân bầu là rất khó"

“Phải có quy định để điều chỉnh với những trường hợp mà gọi là người tài năng khi được tuyển dụng vào theo chính sách thu hút nhưng khi vào không hoàn thành hoạt động công vụ, chúng ta sẽ xử lý như thế nào với đối tượng này. Chúng ta vẫn phải xử lý chứ không phải tất cả người tài nhận vào theo chế độ thu hút đều hoạt động được, nếu không hoạt động được thì như thế nào?  Chúng tôi cũng yêu cầu phải làm rõ về cái đó”, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên Nhi đồng của Quốc hội bày tỏ.

Ngoài ra, các đối tượng để lựa chọn để có cơ chế đặc thù trong thu hút cũng được ông Hùng lưu ý.

“Một cơ chế tuyển vào đó là tuyển từ khối doanh nghiệp chuyển sang có được không? Có một người rất giỏi đang làm doanh nghiệp chúng ta cần tuyển sang thì cơ chế như thế nào? Khối tư nhân chúng ta tuyển vào như thế nào? Hay chúng ta chỉ tuyển người tài thuộc khối Nhà nước hoặc sinh viên mới ra trường để tuyển vào? Cái đó cần có quy định rất rõ ràng”, ông Hùng bày tỏ.

"Cán bộ vi phạm thì về hưu vẫn không thoát tội"

Việc đánh giá cán bộ công chức trong việc thi đua khen thưởng, thời gian qua có nhiều văn bản cập nhật nhưng mang tính định tính rất cao, cần sự định lượng. Việc đánh giá phải từ người giao việc.

“Tôi muốn nói đến cán bộ công chức tức là người có chức quyền quản lý thì đánh giá như thế nào? Hay cuối năm lại cũng định tính, lại cũng giơ tay?

Có những đồng chí lãnh đạo nói rằng mình rất ngại triển khai triệt để công việc, đến gần cuối năm là phải đi nhẹ nói khẽ hay cười, nói nặng anh em là đến cuối năm thi đua họ không giơ tay cho mình, một phiếu thôi mình chết rồi.

Cấp dưới sao nắm được kế hoạch làm việc của cấp trên? Có thể những người lãnh đạo này hoàn thành nhiệm vụ nhưng chỉ vì có thể cá tính một chút là có thể không thích và không thích thì giơ tay hoặc không giơ tay.

"Hạt giống đỏ" Nguyễn Xuân Anh, Nguyễn Bá Cảnh, Tất Thành Cang : Bài học 'đắt giá' đối với cán bộ trẻ

Đã sửa thì sửa một cách căn cơ câu chuyện dựa theo hoàn thành nhiệm vụ để xử lý”, ông Hùng nói.

Ngoài ra, vấn đề tuyển dụng công chức viên chức là nút thắt bất cập, hiện nay đang tuyển theo tính chất rất “đồng phục”, theo văn bản của ngành nội vụ đưa ra, thậm chí người rất phù hợp với công việc của cơ quan mình nhưng chưa chắc tuyển được.

“Có thể lại là một cháu nào đó giỏi tiếng Anh, ngoại ngữ hay vi tính có khi lại lọt vào. Cơ quan quản lý nên đưa ra tiêu chuẩn mang tính chất định lượng, còn đâu là vận dụng linh hoạt, đưa quyền tự chủ cho các ngành nghề mang tính chất đặc thù để tuyển được người phù hợp với lĩnh vực mình đặt ra”, TS Triệu Thế Hùng nói.

Thảo luận