Việt Nam có thể giúp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hàn gắn chia rẽ

VOV có bài phỏng vấn với Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam. Chuyên gia này khẳng định, Việt Nam có thể giúp Hội đồng Bảo an hàn gắn các chia rẽ, bất đồng,
Sputnik

Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Kamal Malhotra tin tưởng khả năng Việt Nam đắc cử vị trí thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an niên khóa 2020- 2021. Sự có mặt của Việt Nam có thể giúp Hội đồng Bảo an hàn gắn các chia rẽ, bất đồng.

Lavrov gọi Việt Nam là ứng viên sáng giá cho vị trí Ủy viên của Hội đồng Bảo an LHQ

“Tôi nghĩ cơ hội trúng cử vị trí thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc của Việt Nam là rất cao, nếu không muốn nói là 100%. Cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào ngày 7/6 nhưng có thể chắc chắn về điều này”, Ông Kamal Malhotra – người đứng đầu các tổ chức Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đánh giá như vậy trong cuộc phỏng vấn Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV).

Tuy nhiên, bối cảnh chính trị toàn cầu hiện tại và cả những diễn biến tại Liên Hợp Quốc giờ rất khác so với thời điểm Việt Nam ứng cử lần đầu (niên khóa 2008-2009). Điều này khiến nhiệm kỳ tới sẽ rất nhiều thách thức, đầy chia rẽ. Vì thế nước nào giữ vai trò này cũng sẽ rất nhiều thử thách.

Việt Nam có thể giúp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hàn gắn chia rẽ

“Chúng tôi hy vọng là Việt Nam sẽ tham tích cực giải quyết những vấn đề lớn, bắc những nhịp cầu để làm giảm những chia rẽ đang tồn tại bên trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, giúp giải quyết những vấn đề cấp thiết của khu vực và thế giới”, ông Kamal bình luận.

PV: Vậy Việt Nam có thể đóng góp những gì vào hoạt động của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nếu được bầu làm thành viên không thường trực, thưa ông?

Việt Nam lần đầu tiên trúng cử thành viên Ủy ban Luật thương mại quốc tế LHQ

Ông Kamal Malhotra: Theo tôi đang có 5 vấn đề rất cấp bách mà Hội đồng Bảo an đang phải giải quyết. Thứ nhất, trong giai đoạn là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an, Việt Nam cũng đồng thời là Chủ tịch ASEAN. Điều này khiến Việt Nam có vai trò đặc biệt, vừa tạo động lực, vừa giúp củng cố thêm liên hệ giữa cấp toàn cầu, giữa Liên Hợp Quốc và các tổ chức trong khu vực, đặc biệt đối với các vấn đề an ninh trong khu vực, vì Hội đồng Bảo an có sứ mệnh chính đảm bảo hòa bình và an ninh trên thế giới. Hiện cũng đang có nhiều thách thức về hòa bình và an ninh trong khu vực này, trong đó ASEAN có vai trò quan trọng. Và tôi nghĩ Việt Nam có vai trò là cầu nối giữa khu vực và toàn cầu.

Thứ hai là những vấn đề đang rất cấp thiết và thách thức tại khu vực châu Á. Một trong số đó là những công việc liên quan tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Việt Nam đã cho thấy là đối tác đáng tin cậy khi tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần 2. Việt Nam nên tiếp tục đi theo hướng này và thể hiện rõ hơn trong vai trò thành viên tại Hội đồng Bảo an vốn đang bị chia rẽ nặng nề. Đây là những công việc rất cụ thể và quan trọng mà Việt Nam có thể đóng góp.

Việt Nam có thể giúp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hàn gắn chia rẽ

Thứ ba là vấn đề Myanmar và người tị nạn Rohingya tại nước này. Đây hoàn toàn là vấn đề đảm bảo an ninh và hòa bình, cũng như là vấn đề nhân đạo. Việt Nam là chủ tịch ASEAN trong khi Myanmar cùng là thành viên. Điều này đòi hỏi phải có giải pháp sau nhiều năm ASEAN không thành công trong lĩnh vực này.

Việt Nam đóng góp tích cực vào hoạt động của Liên hợp quốc

Thứ tư là tổng thể việc gìn giữ hòa bình trên toàn cầu. Việt Nam ngày càng đóng góp nhiều hơn vào công việc này, do đó, sự tin cậy của Việt Nam trong các cuộc thảo luận tại Liên Hợp Quốc nâng lên đáng kể. Nhưng tôi nghĩ vai trò của Việt Nam cần phải nhiều hơn trong giai đoạn 2020- 2021.

Cuối cùng tôi phải nhấn mạnh tới việc tái thiết sau chiến tranh và duy trì hòa bình. Việt Nam có rất nhiều kinh nghiệm sau các cuộc chiến tranh. Và các bạn có thể chia sẻ lịch sử, cùng những kinh nghiệm tái thiết hậu chiến cùng gìn giữ hòa bình trong các cuộc thảo luận tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Điều này chắc chắn sẽ rất được trân trọng. Ví dụ như một trong nhưng ưu tiên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc là ngăn chặn xung đột và ngăn chặn bạo lực từ trước khi nó diễn ra. Hội đồng Bảo an đã có nhiều cuộc thảo luận về chủ đề này. Việt Nam với kinh nghiệm của mình, hy vọng có thể đóng góp nhiều vào lĩnh vực này.

PV: Lần thứ hai tham gia ứng cử vào Hội đồng Bảo an  Liên Hợp Quốc, những kinh nghiệm cách đây 10 sẽ giúp Việt Nam như thế nào trong việc đảm nhận vị trí này?

"Đã đến lúc Việt Nam bước ra và chiếm lấy vị trí dưới ánh mặt trời!"

Ông Kamal Malhotra: Dĩ nhiên Việt Nam có nhiều kinh nghiệm tại Liên Hợp Quốc, năng lực và sự hiểu biết hoạt động của Hội đồng Bảo an là rất có ý nghĩa sau nhiệm kỳ đầu tiên. Nhưng tôi đã nói, thế giới giờ thay đổi rất nhiều, và những thách thức hiện nay rất khó hóa giải. Hội đồng Bảo an giờ cũng bất đồng sâu sắc. Đây cũng là thách thức với chủ nghĩa đa phương nói chung. Đây là một bối cảnh hoàn toàn khác và Việt Nam hiểu kinh nghiệm 10 năm trước chỉ giúp được phần nào.

Thách thức nữa đó là việc nếu Việt Nam trúng cử vị trí thành viên không thường trực thì tháng 1/2020 các bạn đã phải đảm nhận chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an. Ngay khi vừa quay lại Hội đồng Bảo an, Việt Nam đã phải làm chủ tịch và trọng trách cũng vì thế mà tăng gấp đôi. Tuy nhiên, Liên Hợp Quốc thông qua cơ quan phụ trách về chính trị và xây dựng hòa bình sẽ giúp các thành viên Hội đồng Bảo an thực hiện nhiệm vụ của mình. Nếu được bầu chọn vào chức vụ này, Việt Nam sẽ phải nhanh chóng làm việc với các cơ quan Liên Hợp Quốc để triển khai công việc.

Việt Nam có thể giúp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hàn gắn chia rẽ

PV: Một trong những đóng góp của Việt Nam vào hòa bình và an ninh toàn cầu là việc tham gia các nỗ lực gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Điều này có ý nghĩa như thế nào, thưa ông?

Việt Nam là đề cử duy nhất khu vực vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc: Quốc tế nói gì?

Ông Kamal Malhotra: Trước hết, cần phải thấy Việt Nam  luôn nhấn mạnh và dành ưu tiên cho việc đóng góp vào công việc gìn giữ hòa bình. Ở đây là bệnh viện dã chiến cấp 2 và 63 cán bộ y tế được triển khai tại Nam Sudan tháng 10/2018. Đây là một đóng góp rất cụ thể. Đây mới chỉ là đóng góp đầu tiên và khởi đầu.

Việt Nam cần phải có một chiến lược trong trung và dài hạn khi tham gia gìn giữ hòa bình. Ví dụ Việt Nam có thể tìm kiếm những lĩnh vực khác thuộc phạm vi gìn giữ hòa bình. Tôi được biết các bạn đang tìm hiểu khả năng gửi các nhóm kỹ sư cơ khí đi làm nhiệm vụ. Ngoài ra, Việt Nam cũng cần phải xoay vòng các nhóm cán bộ gìn giữ hòa bình bởi quy định của Liên Hợp Quốc là các chiến sĩ chỉ được thi hành nhiệm vụ trong 1 năm là phải trở về nước.

Việt Nam có thể giúp Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hàn gắn chia rẽ

Điều đó có nghĩa Việt Nam sẽ phải chuẩn bị cho nhóm cán bộ thứ hai tới Nam Sudan từ bây giờ; cần phải có chiến lược đào tạo cho một số lượng lớn cán bộ gìn giữ hòa bình.  Liên Hợp Quốc tiếp tục trao đổi, tham vấn với phía Việt Nam và sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam thực hiện các công việc này.

Ứng cử vào Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc: Các nước tin tưởng Việt Nam?

Một lĩnh vực khác mà chúng tôi đang thảo luận là việc Việt Nam phái cử lực lượng cảnh sát tới tham gia các phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Chúng tôi đã đề cập vấn đề này với bộ Công an. Hy vọng là trong vài tháng tới sẽ có những tiến triển tích cực. Việt Nam có thể bắt đầu với những sự đóng góp nhỏ với một vài cán bộ tham gia. Chính phủ Việt Nam cũng nhận thức rằng đây là một chiến lược dài hơi, chứ không phải việc tham gia ‘nhát một’.

Tôi nghĩ đây là một câu chuyện thú vị, một đất nước từng trải qua nhiều cuộc chiến, nhiều mất mát và tổn thất giờ trở thành một người đóng góp lớn cho hòa bình và an ninh của thế giới.

Thảo luận