Chuyên gia Nga: Pháp đang lún sâu vào chính sách “kiềm chế Trung Quốc” của Mỹ

Tại diễn đàn Đối thoại Shangri-La ở Singapore, phái đoàn Pháp đã giới thiệu bản báo cáo mới về vai trò của nước này trong việc bảo vệ an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Sputnik

Pháp cố gắng thực hiện chính sách tích cực hơn trong khu vực, nhưng họ tập trung vào một lĩnh vực mà họ là yếu nhất và không thể kỳ vọng vào sự thành công - lĩnh vực an ninh khu vực, chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin nhận xét trong bài bình luận cho Sputnik.

Đối thoại Shangri-La năm 2019: Nhu chế cương, trong khác ngoài

Báo cáo của Bộ Quốc phòng Pháp trước hết nhấn mạnh tầm quan trọng của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đối với toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung và đối với nước Pháp nói riêng. Tiếp sau đó bản báo cáo lưu ý rằng, trong trong khu vực này có rất nhiều vấn đề an ninh mà nước Pháp không thể thờ ơ.Trong khi đó tài liệu nói cụ thể chỉ về một quốc gia tạo ra những vấn đề như vậy – đó là Bắc Triều Tiên. Đề cập đến tình hình ở Biển Đông, người Pháp rất cẩn thận  - không nhắc đến những quốc gia cụ thể. Cuối cùng bản báo cáo viết về vai trò của Pháp. Nước này sẵn sàng đóng một vai trò quan trọng trong các vấn đề an ninh khu vực và bảo đảm sự hiện diện quân sự "đáng kể" của Pháp ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.

Việt Nam và Trung Quốc có bàn về Biển Đông tại Đối thoại Shangri-La?

Tuy nhiên, sau khi xem xét kỹ lưỡng và cẩn thận hơn về chủ đề này, sự hiện diện của Pháp không có vẻ “đáng kể”. Pháp tuyên bố rằng, 7 ngàn lính Pháp đang có mặt trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trên thực tế, hơn 2 nghìn binh sĩ trong số này và tất cả 10 chiếc máy bay chiến đấu chiến thuật được triển khai trong khu vực trên cơ sở thường xuyên đều được bố trí tại căn cứ quân sự ở Djibouti và trên điạ bàn Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Mặc dù lực lượng Pháp đang hiện diện trong khu vực Ấn Độ Dương, nhưng, trên thực tế, lực lượng này có định hướng hành động ở Trung Đông và ở Châu Phi trong khuôn khổ chiến chống khủng bố. Pháp chỉ có 2.100 quân nhân ở vùng Thái Bình Dương, nơi đang diễn ra những sự kiện chính trị quan trọng nhất.

Trong thành phần lực lượng hải quân cua Pháp được triển khai trong khu vực trên cơ sở thường xuyên có bốn tàu khu trục hạng nhẹ lớp Floreal. Người Pháp gọi các chiếc tàu này là tàu khu trục tuần tra, nhưng, trên thực tế, đây là các tàu hộ vệ tuần tra bờ biển. Chúng được chế tạo theo tiêu chuẩn đóng tàu dân dụng, được trang bị vũ khí kém hiệu quả và có thiết bị điện tử lạc hậu. Ngoài ra Pháp còn có một số tàu tuần tra gần như không được vũ trang.

Mỹ trông đợi những gì khi cấp kinh phí cho an ninh Ấn Độ - Thái Bình Dương?

Pháp vẫn là quốc gia “trùm” xuất khẩu vũ khí, nhưng, vai trò của Pháp trên thị trường khu vực là yếu hơn nhiều so với Hoa Kỳ, Nga và Trung Quốc. Cơ hội cho xuất khẩu vũ khí bị hạn chế bởi các quy định của Liên minh châu Âu, do đó Pháp không thể sử dụng xuất khẩu vũ khí như một công cụ trong chính sách đối ngoại.

Ở đây nảy ra câu hỏi: tại sao một quốc gia với nguồn lực bị hạn chế như vậy lại muốn tác động tích cực đến chính sách an ninh trong khu vực nguy hiểm này. Ở khu vực này lực lượng của Pháp có sức mạnh không đáng kể so với lực lượng của những người chơi thậm chí không phải lớn nhất trong khu vực. Các lực lượng viễn chinh mà Pháp có thể gửi tới khu vực trong trường hợp khủng hoảng cũng không mấy ấn tượng. Nhìn chung, trong thành phần Hải quân Pháp có một tàu sân bay, sáu tàu ngầm đa năng nguyên tử, ba tàu đổ bộ vạn năng, mười tàu khu trục, mười một chiến hạm.

Chỉ một phần nhỏ của lực lượng hải quân Pháp có thể được gửi đến chiến trường xa xôi trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Để so sánh: Hải quân Hàn Quốc sở hữu 16 tàu ngầm phi hạt nhân hiện đại, 12 khu trục hạm, 13 tàu khu trục và 1 tàu đổ bộ vạn năng (chiếc thứ hai đang được thử nghiệm). Một số loại tàu của Hải quân Hàn Quốc lớn hơn và hiện đại hơn so với các tàu cùng loại của Pháp.

Các nhà xuất khẩu vũ khí Nga tuyên bố 2019 là "Năm của Châu Phi"

Tất nhiên, nếu so sánh với lực lượng hải quân của Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản, sức mạnh của Pháp có vẻ ít ỏi. Với lực lượng hạn chế như vậy, Pháp không thể được coi là một đồng minh có giá trị hoặc một đối thủ nguy hiểm của các cường quốc trong khu vực.

Đáng lẽ, nếu một quốc gia không có khả năng tác động đến tình hình thì không nên tham gia vào các tranh chấp khu vực, đặc biệt trong khu vực có sự đối đầu ngày càng gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Chính sách trung lập trong lĩnh vực quân sự-chính trị và sự hợp tác kinh tế với tất cả các bên sẽ là hợp lý hơn. Các quốc gia Đông Nam Á đang cố gắng hành động như vậy. Tuy nhiên, xét theo mọi việc, trong những năm tới Pháp sẽ ngày càng lún sâu vào chính sách “kiềm chế Trung Quốc” của Mỹ. Paris sẽ không nhận được bất kỳ lợi ích nào từ chính sách như vậy  mà chỉ có thể thu hút sự chú ý của Mỹ và thỉnh thoảng nhận được lời khen của họ.

Thảo luận