Kết quả bầu cử ở các nước láng giềng không làm phiền Việt Nam

Một loạt các cuộc bầu cử ở các nước châu Á-hàng xóm và đối tác của Việt Nam - đã kết thúc với việc ông Prayuth Chan-o-cha tái đắc cử Thủ tướng Thái Lan, nhà phân tích từ Sputnik Piotr Tsvetov viết trong bài báo của ông.
Sputnik

Vào tháng Tư, cuộc bầu cử tổng thống đã được tổ chức tại Indonesia, và cuộc tổng tuyển cử ở Ấn Độ diễn ra vào tháng Năm. Tất cả những sự kiện này được thống nhất bởi một đặc điểm chung - các nhà lãnh đạo cũ của các quốc gia đều tiếp tục tại vị.

Bỏ xa đối thủ, ông Prayut Chan-ocha được bầu làm Thủ tướng thứ 30 của Thái Lan

Tướng Prayuth Chan-o-cha lên nắm quyền ở Thái Lan từ năm 2014 sau một cuộc đảo chính do quân đội thực hiện. Ông Joko Widodo  tiếp tục giữ nhiệm kỳ tổng thống thứ hai; lần đầu tiên ông đảm nhận chức tổng thống  Indonesia vào tháng 10 năm 2014. Narendra Modi trở thành Thủ tướng Ấn Độ một lần nữa, sau năm năm điều hành đất nước. Cả ba nhà lãnh đạo đều giành chiến thắng trong cuộc đấu tranh khó khăn, trước những đối thủ mạnh, nhiều người trong số đó vẫn không công nhận kết quả bầu cử. Nhưng vẫn sẽ khôn ngoan hơn khi thừa nhận rằng đằng sau kết quả bầu cử là ý chí của cử tri hoặc phần lớn giới hoạt động chính trị tại các quốc gia này.

Đối với Việt Nam, những kết quả này có nghĩa là vẫn tiếp tục mối quan hệ láng giềng tốt đẹp trước đây với Thái Lan, Indonesia và Ấn Độ. Mặc dù thực tế các nhà lãnh đạo này là những người có tham vọng và cố gắng “sắp xếp” để quốc gia của họ  có được vị trí đặc biệt trên trường chính trị châu Á, nhưng ít có khả năng họ sẽ đứng trên con đường đối đầu với Hà Nội chỉ vì để làm điều đó. Ngược lại, với uy tín quốc tế của Việt Nam, đặc biệt, thực tế Việt Nam năm 2020 - 2021 sẽ nắm giữ vị trí thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc từ các quốc gia Đông Nam Á, tình bạn với Hà Nội có giá trị đặc biệt.

“Chiến lược của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đậm chất chống Trung Quốc”

Hiện nay liên quan đến hội nghị thượng đỉnh ASEAN sắp tới, cộng đồng thế giới mong đợi từ các quốc gia khu vực này, trên hết là một lập trường rõ ràng về khái niệm “Vùng Ấn Độ- Thái Bình Dương mở và tự do” do Washington đưa ra. Cho đến gần đây, điểm chung giữa các nước ASEAN là mong muốn duy trì vai trò trung tâm trong cấu trúc khu vực mới. Mỗi quốc gia dường như có tầm nhìn riêng về việc khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương rộng lớn sẽ đi về đâu. Đồng thời trong khi đó rõ ràng là Hoa Kỳ muốn đóng một vai trò hàng đầu trong khu vực mới.  Liệu các nước ASEAN có đồng ý với điều này hay không?

Quan hệ giữa Nga và Ấn Độ dưới thời Modi, với Indonesia dưới  thời Widodo, với Thái Lan- Prayuth Chan-o-cha  mang tính chất xây dựng, với mục đích mở rộng hợp tác. Vì vậy, điện Kremlin  đón nhận tin tức về việc các nhà lãnh đạo tiếp tục tại vị với những cảm xúc tích cực. Như người Nga thường nói: “Một người bạn cũ tốt hơn hai người mới”.

Thảo luận