Chỉ có nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm Cao tốc Bắc Nam: “Phe cánh”, “thân hữu” , "quân xanh", "quân đỏ"

Vietnamnet đặt vấn đề về việc vì sao thu hút nhà đầu tư trong nước khó, nhà đầu tư nước ngoài không mặn mà, chỉ có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm?
Sputnik

Thời gian qua đã có nhiều tranh luận, ý kiến trái chiều, lo ngại về an ninh quốc gia, nhất sau phát biểu của Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật:

Bà Phạm Chi Lan: "Tôi đề nghị không chấp nhận đề xuất của Tập đoàn Trung Quốc"

"Cái khó của 8 dự án BOT hiện nay là các nhà đầu tư tư nhân trong nước không đủ năng lực tham gia theo quy định, còn các nhà đầu tư nước ngoài lại không mặn mà, chỉ có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm".

Phát biểu này khiến dư luận bất bình, nghi ngờ nhà quản lý đã tính toán hướng tới chọn nhà đầu tư Trung Quốc, làm cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước nản lòng không tham gia.

Dự án cao tốc Bắc - Nam dài 654km có tổng mức đầu tư 118.716 tỷ đồng, gồm 55.000 tỷ đồng vốn Nhà nước và 63.716 tỷ đồng vốn huy động ngoài ngân sách. Trong đó, 3 dự án đầu tư bằng tiền ngân sách, 8 dự án đầu tư PPP theo hình thức hợp đồng BOT.

Đây là dự án đường bộ có quy mô rất lớn từ trước đến nay, đi qua nhiều tỉnh thành cả nước, tổ chức đấu thầu quốc tế, làm cả nước quan tâm.

Đấu thầu thiếu minh bạch, công bằng

Từ phát biểu của Thứ trưởng Nguyễn Nhật, hãy thử đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề và có những giải pháp thiết thực.

Bí thư Nguyễn Thiện Nhân nói về quan hệ với Trung Quốc: "Đảng sẽ làm tất cả để giữ gìn độc lập, chủ quyền!"

Vì sao thu hút nhà đầu tư trong nước khó, nhà đầu tư nước ngoài không mặn mà, chỉ có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm? Cần phải xem lại cơ chế và chính sách phát triển hạ tầng giao thông có thật sự minh bạch, công bằng, cởi mở và hấp dẫn nhà đầu tư?

Gần như tất cả 63 tỉnh thành trên cả nước đều tổ chức hội nghị xúc tiến kêu gọi đầu tư hạ tầng giao thông, nhiều nhà đầu tư quan tâm nhưng ít tham gia vì nhiều lý do khác nhau. Lắm khi trở ngại cho nhà đầu tư ở khâu tiếp cận thông tin, đấu thầu không minh bạch và không công bằng.

Chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tư hạ tầng giao thông kể rằng: Đấu thầu mánh khóe, hình thức như diễn kịch vì đã biết trước đơn vị trúng thầu. Họ phân chia khu vực này của tôi, khu vực kia của anh, “quân xanh”, “quân đỏ”. Tổ chức đấu thầu có đầy đủ các đơn vị tham gia nhưng làm “chân gỗ”, tất nhiên “chân thật” trúng thầu như đã giàn xếp.

TS Huỳnh Thế Du: Để nhà thầu Trung Quốc xây cao tốc Bắc - Nam, mời tư vấn Nhật Bản giám sát

Có rất nhiều kẽ hở chính sách và chỉ “phe cánh”, “thân hữu” mới được chọn. Bên mời thầu có thể lợi dụng chính sách đưa vào hồ sơ mời thầu những yêu cầu khá ngặt nghèo mà chỉ những “phe cánh”, “thân hữu” mới có. Nếu “phe cánh”, “thân hữu” là những nhà đầu tư hay nhà thầu lớn, thì đặt ra tiêu chí vượt quá yêu cầu về tài chính, kinh nghiệm thực hiện các dự án lớn để loại các đối thủ nhỏ hơn. Lúc này những nhà đầu tư khác không thể tham gia, hoặc không đủ điều kiện tham gia.

Điều này làm doanh nghiệp trong nước không lớn lên, không đủ năng lực như vị thứ trưởng nêu chăng?

Chỉ có nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm Cao tốc Bắc Nam: “Phe cánh”, “thân hữu” , "quân xanh", "quân đỏ"

Nhà đầu tư trong nước thừa năng lực làm cao tốc

Thực tế ở nước ta, nhiều doanh nghiệp tư nhân hoàn toàn có khả năng làm những dự án giao thông có quy mô lớn. Như cao tốc Hạ Long - Vân Đồn tổng chiều dài hơn 84km, vốn 12.000 tỷ đồng do Công ty Cổ phần BOT Biên Cương làm chủ đầu tư. Hay cao tốc Vân Đồn - Móng Cái gần 11.200 tỷ đồng được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT), do Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Hạ tầng Vân Đồn (thuộc Tập đoàn Sun Group) làm chủ đầu tư vừa được khởi công. Không ai có thể nghi ngờ năng lực của nhà đầu tư tư nhân này sau khi đã đầu tư thành công sân bay tư nhân đầu tiên của cả nước là Vân Đồn và rất nhiều dự án “khủng” khác.

Dự án cao tốc Bắc - Nam: Đừng để đất nước trở thành "con tin" của nhà thầu

Không những thế, nhà đầu tư trong nước làm hầm Đèo Cả vượt tiến độ, giảm tổng mức đầu tư từ 15.600 tỉ đồng xuống còn dưới 12.000 tỉ đồng, nhờ đó dư ra gần 4.000 tỉ đồng để làm tiếp hầm đèo Cù Mông. Chưa có nhà đầu tư nước ngoài, nhà thầu Trung Quốc nào làm lợi được như thế. Việc này là thực tế ma nhiều nhà quản lý không thể phớt lờ.

Tuy nhiên trong hồ sơ mời sơ tuyển nhà đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam, Bộ Giao thông Vận tải xây dựng mức điểm năng lực của nhà đầu tư về tài chính chiếm tới 60% tổng số điểm (ương ứng 60 điểm), năng lực về kinh nghiệm chiếm 30% tổng số điểm (30 điểm), phương pháp triển khai chỉ chiếm 10% số điểm (10 điểm). Tiêu chí này sẽ loại nhà đầu tư trong nước ở bước sơ tuyển?

Nên phát triển hạ tầng giao thông theo đầu tư PPP

Nếu không có tiền, tất cả các ý tưởng cho dù hay nhất cũng không thể thực hiện. Rất nhiều dự án giao thông có quy mô lớn được quy hoạch khá lâu, nhưng đến nay vẫn án binh bất động vì thiếu vốn. 
Phát triển hạ tầng giao thông theo đầu tư PPP là phù hợp với điều kiện, bối cảnh nước ta hiện nay.

'Chặn' kiểm toán dự án BOT: Bộ GTVT không làm sai sao phải ngại?

Trong khi ngân sách còn hạn chế, nợ công sắp vượt ngưỡng, không thể hoàn thiện hạ tầng giao thông nếu chỉ dựa vào đầu tư công, không một ngân sách nào gánh vác nổi. Nợ công năm 2018, lên đến 3,5 triệu tỉ đồng, trung bình mỗi người dân “gánh” hơn 35 triệu đồng. Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nợ công có thể tăng lên hơn 3,9 triệu tỉ đồng năm 2019 và 4,3 triệu tỉ đồng năm 2020.

Thu hút thêm nhà đầu tư nước ngoài vẫn luôn giải pháp thiết thực nhưng phải minh bạch, công bằng, nâng cao tính cạnh tranh thì mới mang lại hiệu quả tốt nhất. Nghĩa là cần lựa chọn đối tác có năng lực thực sự, uy tín, phù hợp với chiến lược phát triển đất nước, nâng cao năng suất cạnh tranh sao cho giảm phần lớn gánh nặng ngân sách, không đội vốn khủng như từng diễn ra ở hàng loạt dự án khác đã triển khai.

Chỉ có nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm Cao tốc Bắc Nam: “Phe cánh”, “thân hữu” , "quân xanh", "quân đỏ"

Tháo gỡ các rào cản

Dự án giao thông trọng điểm ở nước ta được nhiều nhà đầu tư trong và nước ngoài quan tâm nhưng ít khi tham gia. Có hàng loạt rào cản, trở ngại mà người đứng đầu ngành giao thông đã liệt kê như lo thủ tục mất 3 năm, chưa kể khâu giải phóng mặt bằng kéo dài…

Cao tốc Bắc-Nam: “Cửa hẹp” cho nhà đầu tư nội

Nhà đầu tư cũng đã nêu những khó khăn tại hội nghị kêu gọi đầu tư dự án cao tốc Bắc - Nam như có quá nhiều thủ tục rắc rối, thiếu hành lang pháp lý, biến động tỉ giá ngoại tệ, nên thống nhất hình thức quyết toán, chưa công khai kịp thời thông tin, cần được bảo lãnh chia sẻ rủi ro.

Bên cạnh đó, đầu tư dạng PPP hiện đang thuộc cấp Nghị định, phải qua nhiều cấp phê duyệt và nhiều thủ tục nhiêu khê vì phụ thuộc vào các Luật Doanh nghiệp, Xây dựng, Đấu thầu, Môi trường, Đất đai, Đầu tư công... Ngoài ra, cán bộ sợ trách nhiệm khi đối mặt với những vấn đề chưa có tiền lệ.

Đại biểu Quốc hội Lê Công Nhường (Bình Định) từng đặt câu hỏi: “Liệu chính sách của chúng ta đã đủ hấp dẫn, đủ hợp lý để các nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn tham gia chưa? Cơ chế, chính sách thu hút đầu tư thế nào, vì sao lại không ai muốn tham gia?”. Ngoài ra, ông nhận xét thêm, các nhà đầu tư nước ngoài thường than phiền nhiều về cách thức quản lý, thủ tục phức tạp, tham nhũng, thiếu minh bạch, rủi ro đội giá.

Bộ trưởng Thể: Hàng loạt nhà đầu tư nước ngoài ứng tuyển xây dựng cao tốc Bắc - Nam

Những lý do trên làm khó thu hút đầu tư trong nước, làm các nhà đầu tư nước ngoài không mặn mà, chỉ có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm? Cần phải xem lại cơ chế và chính sách phát triển hạ tầng giao thông có thật sự minh bạch, công bằng, cởi mở và hấp dẫn nhà đầu tư. Những rào cản, trở ngại đã nêu cần được giải quyết kịp bởi các bộ Giao thong Vận tải, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính.

Để chọn được nhà thầu tốt nhất, khâu đấu thầu phải minh bạch và cạnh tranh công bằng, không thể diễn kịch để chọn được những các nhà đầu tư và nhà thầu đủ năng lực. Quy trình thực hiện dự án từ khâu quy hoạch đến khảo sát, thiết kế phải công khai. Cơ quan nhà nước phải tuân thủ pháp luật, mà cụ thể là Luật Đấu thầu.

Chỉ có nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm Cao tốc Bắc Nam: “Phe cánh”, “thân hữu” , "quân xanh", "quân đỏ"

Bên cạnh đó, cần đơn vị có chức năng và chuyên môn, đại diện cho bên ký hợp đồng là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, để giám sát về chi phí, tiến độ, chất lượng, khối lượng, các phát sinh trong suốt quá trình thực hiện dự án.

Qua đó, mọi thông tin về tổng mức đầu tư, các khoản chi phí liên quan nhà đầu tư thực sự bỏ ra cho dự án đều được kiểm soát và xác định chính xác. Đơn vị này có thể tham gia luôn trong quá trình xác minh năng lực, uy tín, khả năng tài chính vốn tự thực sự có của nhà đầu tư đáp ứng cho dự án theo yêu cầu để hạn chế vốn vay.

Bà Phạm Chi Lan: Tôi lo lắng khi thấy chỉ có nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm cao tốc Bắc Nam

Hãy tạo cơ hội cho người dân thực hiện vai trò giám sát, kiểm tra. Đồng thời, khuyến khích các đoàn thể chính trị và tổ chức xã hội nghề nghiệp có phản biện về hiệu quả của dự án.

Nên tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong nước

Dự án cao tốc Bắc - Nam nên tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong nước đủ năng lực tham gia bằng nhiều cách, phù hợp với pháp luật như liên kết, liên doanh, góp vốn với các nhà đầu tư trúng thầu. 
Ở nhiều nước phát triển, chính quyền vẫn luôn tạo điều kiện để nhà đầu tư nội, phát huy tiềm lực trong nước. Năm 1964, Hàn Quốc có chủ trương làm cao tốc Seoul - Busan, sau khi nghiên cứu và tính toán, ngành giao thông nước này đưa ra tổng chi phí xây dựng khoảng 65 tỉ won. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm và mong muốn tham gia, nhưng chính quyền đã điều chỉnh dự án và tăng thêm vốn cho doanh nghiệp tư nhân trong nước để thực hiện là Tập đoàn Hyundai.

Chỉ có nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm Cao tốc Bắc Nam: “Phe cánh”, “thân hữu” , "quân xanh", "quân đỏ"

Hay như có những quy định bắt buộc đối với nhà đầu tư nước ngoài hoạt động ở nước sở tại phải liên kết với nhà đầu tư ở nước đó để thực hiện dự án, chẳng hạn sử dụng bao nhiêu phần trăm nguyên vật liệu trong nước, sử dụng nhân sự. Một doanh nhân trong lĩnh vực xây dựng ở Singapore trong lần về Việt Nam chia sẻ rằng:

“Ở Singapore có quy định hẳn trong luật, nhà đầu tư nào hoạt động ở nước này đều phải sử dụng tối thiểu 60% nhân sự có quốc tịch Singapore”.

Tại sao chỉ có doanh nghiệp Trung Quốc muốn đầu tư cao tốc Bắc-Nam: Hỏi ngược

Chúng ta cần tham khảo các kinh nghiệm quốc khác về vấn đề này. 

Tôi nghĩ, tạo điều kiện cho nhà đầu tư trong nước chính là “tiếp sức” cho những doanh nghiệp có khả năng trong cuộc chơi mang tên cạnh tranh toàn cầu, thu hút thêm nhiều lực lượng lao động, giải quyết việc làm,... Cần có thêm quy định, nhà đầu tư nào trúng thầu dự án cũng phải liên kết với doanh nghiệp trong nước để thực hiện, cam kết chất lượng và không đội vốn khủng, chỉ được sử dụng lao động nước ngoài với những công việc đặc thù mà trong nước không thể đảm nhận.

Thực hiện một dự án tầm cỡ như cao tốc Bắc Nam có tổng mức đầu tư lên đến hàng trăm ngàn tỷ đồng, khối lượng công việc cực nhiều, liên quan đến nhiều tổ chức và ban ngành từ trung ương đến địa phương thì việc thu xếp vốn và chọn nhà đầu tư có năng lực thực sự là vô cùng quan trọng.

"Chỉ có nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm BOT cao tốc Bắc- Nam"

Song, điều quan trong nhất vẫn là cơ quan, cá nhân triển khai thực hiện dự án này thì mới thành công. Hơn nữa, tránh trường hợp trở ngại bị kéo dài, đùn đẩy công việc, không ai chịu trách nhiệm. Vì vậy rất cần có người có tầm, có tài, có tâm. Đó là “nhạc trưởng” đủ khả năng chỉ đạo, phân công nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng, làm đầu mối phối hợp thực hiện, kịp giải quyết trở ngại, xác định những việc nào cần làm trước để tác động theo phản ứng dây chuyền và hoàn tất theo lộ trình.

Đây là dự án đặc biệt quan trọng, nối liền hai đầu đất nước. Lòng dân là vô cùng quan trọng, và không thể phớt lờ.

Thảo luận