Thành công lớn của Hà Nội: EU sắp ký Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam

Chiều 25.6 (giờ Việt Nam), Ủy ban châu Âu (EC) đã ra thông cáo thông qua việc ký kết Hiệp định thương mại, đầu tư tự do với Việt Nam. Dự kiến lễ ký kết diễn ra ngày 30.6 tới tại Hà Nội, Thanh Niên cho hay.
Sputnik

Ủy viên Thương mại EU Cecilia Malmström và Bộ trưởng Kinh doanh, Thương mại và khởi nghiệp Rumani Ștefan-Radu Oprea sẽ thay mặt EU ký kết văn bản này, thông cáo của EC nêu rõ.

EC đệ trình ký kết Hiệp định Tự do Thương mại với Việt Nam

Hiệp định được trông đợi mang lại những lợi ích to lớn cho cả các doanh nghiệp, người tiêu dùng và người lao động châu Âu cũng như Việt Nam; đồng thời tăng cường việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, bảo vệ môi trường cũng như chống lại biến đổi khí hậu theo Thỏa thuận Paris.

Chủ tịch EC Jean-Claude Juncker nói:

“Tôi hoan nghênh quyết định ngày hôm nay của các thành viên EU. Sau Singapore, Hiệp định thương mại với Việt Nam là hiệp định thứ 2 được ký kết giữa châu Âu và một nước Đông Nam Á, đặt một dấu mốc mới cho mối quan hệ hợp tác tốt đẹp hơn giữa châu Âu và khu vực. Đây cũng là một thông điệp chính trị của 2 đối tác, 2 người bạn song hành với nhau cho một nền thương mại mở, công bằng và dựa trên luật lệ”.

Ủy viên Thương mại Cecilia Malmström cũng bày tỏ sự hài lòng khi các thành viên EU bật đèn xanh cho thỏa thuận đầu tư, thương mại tự do với Việt Nam.

Thành công lớn của Hà Nội: EU sắp ký Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam
Việt Nam và EU nỗ lực thúc đẩy Hiệp định Thương mại tự do song phương

“Việt Nam là một thị trường sôi động và đầy hứa hẹn với hơn 95 triệu người tiêu dùng. Cả châu Âu và Việt Nam đều đạt được những lợi ích lớn từ mối quan hệ gắn bó hơn. Ngoài lợi ích kinh tế rất rõ ràng, thỏa thuận cũng nhằm tăng cường tôn trọng quyền con người, bảo vệ môi trường và quyền của người lao động. Tôi hoan nghênh sự tham gia của Việt Nam trong suốt quá trình đàm phán cho đến nay, và việc phê chuẩn Công ước Tổ chức Lao động Quốc tế về thương lượng tập thể gần đây là một ví dụ tuyệt vời về cách các hiệp định thương mại có thể khuyến khích các tiêu chuẩn cao hơn”, bà Malmstrom nói. Hiệp định này sẽ loại bỏ gần như tất cả thuế xuất nhập khẩu đối với hàng hóa được giao dịch giữa hai bên “theo cách tiến bộ, hoàn toàn tôn trọng nhu cầu phát triển của Việt Nam”, theo thông cáo.

Thỏa thuận cũng có các điều khoản cụ thể để loại bỏ các trở ngại kỹ thuật, như lĩnh vực xe hơi; đảm bảo 169 sản phẩm thực phẩm và đồ uống truyền thống của châu Âu được bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam.

EU nỗ lực để trở thành đối tác phù hợp nhất của Việt Nam

Nhờ hiệp định, các công ty EU cũng sẽ có thể tham gia đấu thầu đấu thầu mua sắm tại Việt Nam trên cơ sở bình đẳng với các công ty trong nước.

Bên cạnh việc mang đến các cơ hội lớn về kinh tế, EU và Việt Nam đã đạt được thỏa thuận mạnh mẽ về các giải pháp phát triển bền vững, thông qua cam kết thực hiện Thỏa thuận Paris một cách hiệu quả; hai bên tôn trọng và thực hiện hiệu quả các nguyên tắc của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) liên quan đến các quyền cơ bản của người lao động;... Các quy tắc hiện đại về bảo vệ đầu tư qua hệ thống Tòa án Đầu tư mới.

Hiệp định cũng sẽ thay thế các thỏa thuận đầu tư song phương mà 21 quốc gia thành viên EU hiện đang có với Việt Nam, đưa ra các đảm bảo pháp lý mới ngăn ngừa xung đột lợi ích và tăng tính minh bạch.

Sau sự chứng thực của Hội đồng Bộ trưởng, các thỏa thuận sẽ được EU và Việt Nam ký kết và trình lên Nghị viện châu Âu để được phê chuẩn.

“EVFTA có lợi cho cả Việt Nam, EU cùng các quốc gia thành viên”

Sau khi Nghị viện châu Âu thông qua, hiệp định thương mại có thể được chính thức ký kết và có hiệu lực, trong khi thỏa thuận bảo vệ đầu tư, trước tiên sẽ cần được các quốc gia thành viên phê chuẩn theo thủ tục nội bộ.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 2 của EU trong ASEAN, sau Singapore, với kim ngạch hàng hóa khoảng 49,3 tỉ Euro và kim ngạch dịch vụ khoảng 3 tỉ Euro.

Trong khi đầu tư của EU tại Việt Nam vẫn khiêm tốn chỉ ở mức 6 tỉ Euro trong năm 2017, ngày càng nhiều công ty châu Âu tìm đến Việt Nam như một trung tâm làm ăn tại khu vực Mekong.

Nhập khẩu chính của EU từ Việt Nam bao gồm thiết bị viễn thông, giày dép và dệt may, đồ nội thất và nông sản. EU chủ yếu xuất khẩu sang hàng hóa Việt Nam như máy móc và thiết bị vận tải, hóa chất và thực phẩm và đồ uống.

Thảo luận