Ký được Hiệp định Thương mại Tự do với châu Âu: Việt Nam quá “nhanh chân” so với khu vực

Zing dẫn lời Đại sứ Ngô Quang Xuân, từng tham gia đàm phán gia nhập WTO, coi EVFTA là “điểm rất sáng” trong bối cảnh chiến tranh thương mại, nhưng VN cần nắm rõ các yêu cầu của EU.
Sputnik

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU), EVFTA, sẽ được ký vào ngày 30/6 tới, 7 năm sau khi hai bên khởi động đàm phán vào năm 2012. Hiệp định Bảo hộ Đầu tư Việt Nam - EU (IPA) cũng sẽ được ký cùng ngày.

Hiệp định Việt Nam - EU: đường dẫn đến phồn vinh hay là mất độc lập kinh tế?

Hội đồng châu Âu ca ngợi đây là hiệp định “tham vọng nhất đạt được với một nước đang phát triển” và qua thời gian sẽ loại bỏ 99% hàng rào thuế quan giữa hai bên, theo thông cáo ngày 25/6. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói EVFTA là “thời cơ lớn cho Việt Nam có đủ điều kiện hội nhập sâu hơn để tham gia vào thị trường khu vực, toàn cầu”.

Đại sứ Ngô Quang Xuân, Trưởng Phái đoàn đại diện Việt Nam tại Liên Hợp Quốc và các tổ chức quốc tế tại Geneva từ năm 2002-2008, là người đã trực tiếp đàm phán, góp phần giúp Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007.

Trong cuộc phỏng vấn với Zing.vn, ông nói EVFTA sẽ có tác động lớn, buộc nền sản xuất hàng hóa của Việt Nam phải theo các tiêu chí “nghiêm túc” không chỉ về chất lượng mà còn về xã hội như phát triển bền vững, nguồn gốc xuất xứ, lao động trẻ em.

Ký được Hiệp định Thương mại Tự do với châu Âu: Việt Nam quá “nhanh chân” so với khu vực

Hiệp định thương mại “thế hệ mới” này cũng sẽ mở cửa các gói đấu thầu dịch vụ công ở Việt Nam cho các công ty châu Âu, và có các điều khoản về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tự do hóa đầu tư và phát triển bền vững (thúc đẩy quyền lao động, bảo vệ đa dạng sinh thái và chống biến đổi khí hậu), theo Hội đồng châu Âu.

Việt Nam liệu có xích gần hơn với Tây Âu?

Sau lễ ký, EVFTA vẫn cần được Nghị viện châu Âu phê chuẩn. Riêng Hiệp định Bảo hộ Đầu tư cần thêm từng nước thành viên EU thông qua.

Tốc độ giảm thuế nhanh so với các FTA khác
- Khi có hiệu lực, EVFTA sẽ loại bỏ ngay lập tức 65% thuế quan đối với hàng EU vào Việt Nam, và 71% thuế quan đối với hàng Việt sang EU. Phần thuế quan còn lại sẽ dần biến mất sau 7-10 năm. Đây là “mức cam kết cao nhất trong các FTA được ký cho tới nay”?

- FTA này có thể coi là mức cam kết cao nhất so với các FTA mà Việt Nam đã ký hoặc đang đàm phán. Tốc độ giảm thuế rất nhanh so với WTO hay các FTA khác. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại và chủ nghĩa dân túy, bảo hộ, thì đây là một điểm sáng, rất sáng. Không chỉ Việt Nam có lợi mà cả 28 nước thành viên EU cũng được hưởng lợi.

EVFTA chứng minh cho thế giới rằng nếu có ý chí chính trị cao thì sẽ đạt được. Nó cho thấy thiện chí và tôn trọng mà EU dành cho Việt Nam, dù kinh tế, thương mại của họ phát triển hơn mình nhiều.

Ký được Hiệp định Thương mại Tự do với châu Âu: Việt Nam quá “nhanh chân” so với khu vực

- EVFTA được ca ngợi là hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới”, “chất lượng cao”. Liệu có phải do những yêu cầu về phát triển bền vững theo chương 13 của hiệp định, và nó tác động thế nào đến Việt Nam?

Đại sứ Việt Nam tại EU: “EVFTA có thể được phê chuẩn vào cuối năm nay”

- EVFTA sẽ tác động đến nền sản xuất hàng hóa của Việt Nam, vì chúng ta sẽ buộc phải theo thêm nhiều cam kết, chẳng hạn xuất xứ nguồn gốc hay an toàn thực phẩm. Có những tiêu chí khác nhau liên quan đến xã hội, như lao động trẻ em.

Ví dụ hải sản, họ phạt thẻ vàng, thẻ đỏ các nước. Anh đánh bắt cá trên biển người khác là anh vi phạm. Hay tỷ lệ lao động trẻ em trong hàng hóa phải bảo đảm thế nào. Bây giờ mình ký rồi, không chỉ sản xuất phải chất lượng, mà còn các tiêu chí liên quan đến phát triển bền vững, bảo đảm an toàn thực phẩm, tức sản xuất một cách nghiêm túc.

Việt Nam “nhanh chân” so với khu vực
- Trước đây mỗi khi FTA mới được ký kết, chúng ta thường nhắc đến năng lực cạnh tranh. Ông nhận xét gì về việc cạnh tranh sau EVFTA?

- Rõ ràng bây giờ đội ngũ doanh nghiệp phải thay đổi. Giữa các nhà sản xuất sẽ phải cạnh tranh về sản xuất nghiêm túc, sạch, an toàn, doanh nghiệp phải nghĩ cách kết nối sản xuất với xuất khẩu như thế nào. Cạnh tranh sẽ tốt cho người sản xuất, tốt cho doanh nghiệp.

Thành công lớn của Hà Nội: EU sắp ký Hiệp định thương mại tự do với Việt Nam

Giờ chúng ta sẽ cạnh tranh mạnh hơn với các nước có quan hệ với EU. Đành rằng chúng ta có EVFTA, được ưu đãi như thế, nhưng mình có đảm bảo được chất lượng so với hàng hóa các nước khác vào thị trường châu Âu hay không? Họ vào mình cũng vậy: giờ đón các hàng công nghệ cao, hàng tiêu dùng của EU, thì chúng ta cũng cần nâng tầm hoạt động, yêu cầu chất lượng mình cao hơn thì mới bình đẳng được, nếu không sẽ chậm hơn so với hàng hóa của họ.

Nhưng phải làm sao để đội ngũ doanh nghiệp mình hiểu rõ EVFTA một cách rành rọt. Từ lúc đàm phán song phương với Mỹ, cho đến WTO, cho đến các FTA sau này thì như VCCI hay nói doanh nghiệp lúc đầu thờ ơ không quan tâm, nước đến chân mà cũng không vội vàng. Thái độ như vậy là không được.

Ký được Hiệp định Thương mại Tự do với châu Âu: Việt Nam quá “nhanh chân” so với khu vực

Khi mình đàm phán, việc gắn bó với doanh nghiệp không chặt chẽ bằng các nước. Ví dụ đoàn đàm phán các nước, doanh nghiệp tham gia rõ ràng, vì doanh nghiệp là đội ngũ tiên phong, trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi đàm phán thương mại. Doanh nghiệp mình cũng chịu ảnh hưởng, nhưng tỷ lệ quan tâm thấp lắm, và cũng không có điều kiện để quan tâm. Cơ chế của ta vẫn khiến tiếng nói của doanh nghiệp hạn chế. Điều này chúng tôi đã nêu lên từ thời đàm phán WTO, có cải thiện mà không đáng kể.

Việt Nam và EU nỗ lực thúc đẩy Hiệp định Thương mại tự do song phương

- Cần làm gì để tận dụng tối đa các cơ hội đến từ EVFTA?

- Để thành công cần phải đổi mới quyết liệt, thật bài bản. Người sản xuất cho đến doanh nghiệp phải liên kết nhau chặt chẽ hơn, vì phải liên kết mới có sức mạnh và tiềm năng đáp ứng được yêu cầu người ta. Phải vì màu cờ sắc áo của hàng Việt Nam mà đoàn kết làm cho tốt.

Nhà sản xuất, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà quản lý - các "nhà" này phải nhất trí cao độ với nhau, áp dụng các công nghệ để đáp ứng tiêu chuẩn. Phải làm sao để có bộ máy trơn tru, phù hợp hoàn cảnh của ta, nâng tầm đáp ứng yêu cầu ngặt nghèo của EU về hiệp định này. EU có tới 28 nước, ngoài yêu cầu chung còn có yêu cầu riêng của họ.

Tôi nghĩ hiệp định thương mại này đồ sộ lắm, để đáp ứng hết yêu cầu cũng là thách thức lớn.

- Việt Nam sẽ là nước châu Á thứ tư, nước ASEAN thứ hai, ký hiệp định thương mại tự do với EU, sau các hiệp định giữa EU với Nhật Bản năm 2010, với Hàn Quốc tháng 7/2018 và Singapore tháng 10/2018. Phần thưởng của việc “nhanh chân” trong ký kết FTA với ta là gì?

“EVFTA có lợi cho cả Việt Nam, EU cùng các quốc gia thành viên”

- Lý do là nền kinh tế mình đã phát triển đến mức độ nhất định, kèm theo cam kết chính trị khá cao (đối với FTA). Chúng ta thực hiện cam kết tương đối nghiêm chỉnh. Có những cái vênh về luật pháp, cứ phải điều chỉnh mãi, đến giờ vẫn còn đang bổ sung, nhưng chúng ta đã nghiêm túc và người ta thấy quyết tâm chính trị cao.

Mình đi trước vậy sẽ có lợi, nhất là với đối tác thương mại rất lớn này, là điều kiện để mình nâng chất lượng hàng hóa hơn, khả năng cạnh tranh của mình hơn. EVFTA bắt buộc nội lực chúng ta phải cố gắng nhiều hơn. Nhưng đi trước là rất tốt rồi, còn phải xem tổ chức như thế nào, liên kết với nhau như thế nào để tận dụng nữa?

Có lợi thế hơn như vậy, nhưng không thể chủ quan, vì tuy EVFTA là cái hơn, cũng có những mặt khác các nước đi trước ta. Đây là điểm sáng, vì chúng ta đã đi tắt được quãng đường nào đó giúp chúng ta đi nhanh hơn, có cơ hội đuổi kịp các nước trong khu vực, nhưng nhìn tổng thể mà nói, chúng ta vẫn còn tụt hậu so với các nước trong khu vực nhiều lắm. 

- Xin chân thành cảm ơn ông.

Thảo luận