Việt Nam không thể tự hào là công xưởng Châu Á nếu chỉ quen vặn ốc vít

Câu chuyện các hãng điện tử đặt hàng Trung Quốc, tháo dời nhập về, sử dụng công nghệ vặn ốc vít phù phép thành hàng Việt chất lượng cao ngoài việc trốn thuế và gian dối còn cho thấy sự yếu kém của ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước, Vietnamnet nhận định.
Sputnik

Cả đời lắp ráp

“Made in Vietnam” nhìn từ nghi án hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt của Asanzo

Chia sẻ về câu chuyện trên bên lề Diễn đàn DN Việt Nam (VBF) giữa kỳ 2019, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, nếu tại Việt Nam có nhiều DN sản xuất linh kiện điện tử thì chắc chắn những DN như trên sẽ đặt hàng ngay trong nước.

Vấn đề là có tìm đỏ mắt, các DN điện tử, hàng tiêu dùng, ô tô rất khó có được nhà cung cấp tại chỗ đạt chất lượng. Vì vậy, họ chủ yếu vẫn là nhập khẩu linh kiện về lắp ráp. Chuyện đặt hàng Trung Quốc sản xuất rồi gắn xuất xứ Việt Nam vào là sai, song chúng ta cần nhìn thấy vấn đề lớn hơn là công nghiệp hỗ trợ quá yếu kém, không đáp ứng được đòi hỏi của sản xuất, ông Lộc nhận xét.

Còn theo Hiệp hội DN Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI), trong khi các DN FDI chủ yếu lắp ráp sản phẩm, thì ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn chưa phát triển. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam năm 2018 tăng 9,1% so với năm 2017, đạt 19,1 tỷ USD - mức cao nhất từ trước tới giờ. Đặc biệt, FDI trong các lĩnh vực may mặc, điện tử ngày càng tăng, nhưng ngành công nghiệp hỗ trợ, sản xuất và cung ứng nguyên vật liệu, phụ tùng và bán thành phẩm rất lèo tèo.

Bạn mong đợi gì từ các Hiệp định mới Việt Nam vừa ký kết với EU?Tăng kim ngạch xuất nhập khẩuTăng đầu tưHoàn thiện môi trường kinh doanhTăng khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệpCải thiện yếu tố pháp lý của quan hệ kinh tếPhát triển các dịch vụ tài chính và logisticKhông quan tâm chủ đề này

Trong khi đó, phát triển công nghiệp hỗ trợ là bài toán quan trọng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua việc cải thiện tỷ lệ nội địa hóa (mua hàng trong nước), từ đó giúp hình thành, xây dựng nên ngành công nghiệp cơ bản, theo JCCI.

Số liệu của Bộ Công Thương cuối năm 2018 cho thấy, tỷ lệ nội địa hóa trong ngành điện tử tin học, viễn thông chỉ đạt 15%; điện tử chuyên dụng và các ngành công nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 5%. Ngành điện tử của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào các doanh nghiệp FDI. Chẳng hạn như Samsung, mới chỉ có khoảng 30 doanh nghiệp Việt Nam là nhà cung ứng cấp 1. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu cung cấp vật tư tiêu hao, bao bì, in ấn,... với giá trị cung ứng rất nhỏ.

Nhóm công tác về ô tô xe máy thuộc VBF cho biết, ngành công nghiệp ô tô có hệ thống cung cấp phức tạp và nhiều tầng (nhà cung cấp cấp 1, cấp 2, cấp 3 và nhà cung cấp nguyên vật liệu), trong đó mỗi tầng lại bao gồm rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Nhà cung cấp cấp 2 và cấp 3 cần tuân thủ chặt chẽ yêu cầu sản xuất như chất lượng/chi phí/giao hàng, còn nhà cung cấp cấp 1 phải thỏa mãn thêm yêu cầu về năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D).

Tuy nhiên, không nhiều nhà cung cấp Việt Nam đáp ứng được tiêu chuẩn để tham gia chuỗi cung cấp bởi thiếu bản quyền hoặc chuyển giao công nghệ hoặc thỏa thuận cấp phép từ các nhà cung cấp chính hãng.

Tính chung, đến nay các doanh nghiệp nội địa chỉ mới cung ứng được khoảng 10% nhu cầu trong nước về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Những linh kiện có hàm lượng công nghệ cao không làm được, hoàn toàn phải nhập khẩu hoặc dựa vào doanh nghiệp FDI tại Việt Nam.

"Việt Nam cần tránh lặp lại bài học của Trung Quốc" nếu trở thành công xưởng mới của thế giới
Việt Nam đang được mệnh danh là công xưởng châu Á nhưng với thực tế này thì các công xưởng chủ yếu chỉ vặn ốc ít lắp ráp.

Chính sách lệch hướng

Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) chỉ ra rằng, hiện chỉ 21% doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thấp hơn nhiều so với Thái Lan (trên 30%), Malaysia (46%). Tỷ lệ nội địa hóa ở Việt Nam còn thấp, vì vậy phần lớn các doanh nghiệp FDI vẫn phải nhập khẩu đầu vào ở mức trên 50%.

Trong khi đó, khảo sát của VCCI cho thấy, tỷ lệ mua nguyên liệu đầu vào tại chỗ của các doanh nghiệp FDI đang giảm dần. Năm 2015, có khoảng 69% doanh nghiệp FDI mua nguyên liệu đầu vào từ các doanh nghiệp tư nhân trong nước, tỷ lệ này giảm còn 62,5% trong năm 2017 và 60,2% vào năm 2018. Xu hướng tương tự cũng diễn ra đối với nhóm các nhà cung cấp là cá nhân và hộ gia đình. Tỷ lệ doanh nghiệp FDI có nhà cung cấp là các cá nhân và hộ gia đình đã giảm từ 19,3% năm 2015 xuống chỉ còn 15% vào năm 2018.

"Made in Việt Nam": Bắc Kinh vượt qua lệnh cấm của Mỹ như thế nào?
Đã vậy, các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam lại chưa hài lòng về chất lượng và năng lực của các nhà cung cấp nội địa. Gần 60% doanh nghiệp FDI cho biết khó đáp ứng yêu cầu về tỷ lệ nội địa hóa để được hưởng ưu đãi thương mại do gặp phải những vấn đề về chất lượng và năng lực của nhà cung cấp trong nước. Các doanh nghiệp FDI lớn hoạt động tại Việt Nam đến nay vẫn chủ yếu là gia công, lắp ráp để tận dụng giá nhân công rẻ.

Theo các DN, bao năm nay, chính sách của chúng ta đối với công nghiệp hỗ trợ có lệch hướng. Việt Nam không khuyến khích gia tăng sản xuất trong nước mà chỉ khuyến khích nhập linh kiện về lắp ráp. Nhập linh kiện về thì được hưởng thuế thấp hơn nhập sản phẩm nguyên chiếc, vì vậy các DN cứ nhập linh kiện, vừa được hưởng lợi lại không vất vả.

Đúng ra, cần phải có chính sách như đánh thuế nhập khẩu dựa trên giá trị hóa đơn nhập khẩu. Tức là cùng một mức thuế, nhưng nếu DN nhập 100% bộ linh sẽ khác với DN chỉ nhập 50% bộ linh kiện, còn 50% mua trong nước. Như vậy mua trong nước càng nhiều thì số tiền thuế càng thấp, có như vậy mới thúc đẩy DN phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Báo Trung Quốc khẳng định: Việt Nam không "cứu" được Mỹ trong thương chiến vì còn đang học hỏi Bắc Kinh

Theo nhóm ô tô xe máy VBF, thời gian qua, mặc dù Chính phủ đã có một số quyết định hoặc nghị định để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, song thực tế không có quá nhiều nhà cung cấp được hưởng do nhiều vấn đề. Chẳng hạn, với ngành ô tô, đó là bởi quy mô, sản lượng nhỏ và thuế nhập khẩu sản phẩm nguyên chiếc giảm về 0%.

Để phát triển công nghiệp hỗ trợ, các DN đề xuất 4 nội dung: phải có chính sách ưu đãi về chi phí cho thuê đất và thời hạn cho thuê đất cho doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ; ưu đãi cho sản xuất sản phẩm chất lượng cao; ưu đãi để thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực, hỗ trợ mở rộng quy mô thị trường trong nước; vận hành ổn định hệ thống pháp luật, tránh thay đổi đột ngột khiến doanh nghiệp không thể dự đoán được.

Thảo luận