Đối với Washington, đây sẽ là một cơn ác mộng thực sự, bởi vì con đường mới sẽ cho phép châu Á giao thương với các nước châu Âu, bỏ qua các tuyến đường biển vẫn do Mỹ kiểm soát, nhà báo Đức Florian Rotzer viết trên Telepolis.
Moskva đã phê duyệt việc xây dựng đường cao tốc từ Kazakhstan đến Belarus để nối Trung Quốc với châu Âu - và điều này có khả năng trở thành cơn ác mộng đối với các lợi ích địa chính trị và kinh tế của Mỹ, nhà báo người Đức, ông Florian Rotzer viết trên Telepolis.
Tuyến đường “Meridian” là dự án phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất. Người đứng đầu chính phủ Nga, ông Dmitry Medvedev, đã ra chỉ thị khởi công xây dựng tuyến đường bộ ngắn nhất để vận chuyển hàng hóa giữa châu Âu và Trung Quốc.
Theo bài báo, việc xây dựng đường cao tốc sẽ có giá khoảng 9,5 tỷ USD và tất cả chi phí đều do các nhà đầu tư tư nhân gánh chịu. Dự kiến con đường sẽ hồi vốn sau 12 năm. Quá trình xây dựng đã bắt đầu. Với sự ra đời của đường cao tốc tư nhân, một phần lưu lượng vận chuyển hàng hóa giữa châu Âu và Trung Quốc có thể được chuyển từ giao thông hàng hải lên giao thông đất liền.
Đường cao tốc là một phần Dự án Con đường tơ lụa của Chính phủ Trung Quốc và chương trình phát triển cơ sở hạ tầng của Vladimir Putin, cổng thông tin Đức giải thích. Chương trình đầy tham vọng này được thiết kế cho sáu năm. Gần 100 tỷ đô la được phân bổ từ ngân sách cho việc hiện đại hóa và phát triển đường bộ, sân bay, cảng và vận tải đường sắt. Nhờ chương trình này, các phần lãnh thổ của Nga sẽ được kết nối tốt hơn, nhưng đây không phải là điều duy nhất. Nga cần trở thành trụ cột của không gian kinh tế Á-Âu từ Bồ Đào Nha đến Trung Quốc, Telepolis nhấn mạnh.
Bắc Cực tan chảy được được đề xuất sử dụng để đặt tuyến đường biển phía Bắc, xây dựng cảng và sân bay, mà Moskva đảm bảo an ninh nhờ các căn cứ quân sự tại khu vực này. Nga cũng lên kế hoạch phát triển giao thông đường sắt và giao thông đường bộ, bao gồm cả tàu cao tốc, với mục đích kết nối Trung Quốc và châu Âu, tác giả cho biết.
Dự án này phù hợp với nhiều dự án khác, nhằm thiết lập mối quan hệ mạnh mẽ hơn giữa các nước châu Á và châu Âu. Đó là tạo ra một không gian kinh tế thống nhất từ Nhật Bản đến Bồ Đào Nha, điều này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển các trung tâm quyền lực thế giới. Một động thái tiến tới điều đó là thử nghiệm tuyến thương mại mới dựa trên đường sắt xuyên Siberia, được Nhật Bản và Nga thực hiện vào năm ngoái. Một container gạo được vận chuyển từ Nhật Bản bằng đường biển đến cảng Vostochny của Nga, đến nhà ga cực Đông trên tuyến đường sắt xuyên Siberia. Từ đó, container đi hơn 9000 km bằng đường sắt đến Moskva trong 14 ngày. Vận chuyển bằng đường biển từ Nhật Bản qua Kênh đào Suez đến Moskva sẽ mất từ 53 đến 62 ngày. Giải pháp giao thông mới sẽ tăng cường mối quan hệ thương mại và chính trị giữa Nga và Nhật Bản, cũng như các tuyến giao thương đường bộ giữa Nhật Bản và châu Âu.
Đối với Washington, khu vực thương mại Á-Âu đang phát triển sẽ trở thành một cơn ác mộng thực sự, bởi vì nó sẽ cho phép bỏ qua các tuyến giao thương đường biển vẫn do Hoa Kỳ kiểm soát. Kể từ Thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ đã tìm cách cắt đứt châu Âu khỏi Nga và gia tăng ảnh hưởng của chính mình, thông qua việc mở rộng NATO sang phía Đông, cũng như việc mở rộng EU theo hướng Nga.
Bây giờ và sau đó, các ý tưởng về việc đưa châu Âu xích lại gần Nga hơn sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và sự sụp đổ của Liên Xô, về một không gian kinh tế và một trật tự thế giới mới, hoặc thậm chí tiếp nhận Nga vào NATO đã liên tục bị đàn áp với sự trợ giúp của nhiều hành động khiêu khích, mở rộng NATO về phía Đông, gây ra “Cách mạng màu”, bố trí Hệ thống phòng thủ tên lửa ở Ba Lan và Rumani, cũng như đảo chính ở Ukraina và thúc đẩy xung đột quân sự, chính trị, kinh tế và truyền thông với Nga - ông Emil Rötzer nhấn mạnh.
Dường như ở Washington đã nhận ra rằng sự đoàn kết Á-Âu đang quyết định thay đổi chính sách đối với Trung Quốc, Telepolis viết. Trong những giai đoạn nhất định, George W. Bush và Barack Obama cũng chuyển các ưu tiên đối ngoại trong chính sách quân sự và kinh tế của Hoa Kỳ từ Châu Âu và Trung Đông sang khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Nếu khu vực này hợp nhất với châu Âu thông qua Nga, sự thống trị của Mỹ với hàng trăm căn cứ quân sự sẽ bị suy yếu, tờ báo lưu ý. Điều này có nghĩa là đối với Washington, điều đặc biệt quan trọng là thu hút các quốc gia Đông Âu về phía mình để đảm bảo duy trì khối đối lập với Nga và châu Á. Do đó, tình hình sẽ còn bất ổn trong một thời gian dài, nhà báo Telepolis kết luận.