Trung Quốc bất ngờ đổ vốn đầu tư mạnh vào Việt Nam: Đừng vội mừng! Phải rất thận trọng

Góp vốn, mua lại cổ phần, thận trọng mang tài nguyên phục vụ nhà đầu tư nước ngoài, Báo Đất Việt vho hay.
Sputnik

Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), tính đến ngày 20/6/2019, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) đạt 18,47 tỷ USD, bằng 90,8% so với cùng kỳ năm 2018. Tuy nhiên, báo cáo nghiên cứu của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) lại cho biết, tổng vốn FDI 6 tháng đầu năm đang tăng 9,7%, cao hơn mức 8,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, xét tăng trưởng của dòng vốn FDI lại không ổn định, trong đó số vốn dự án đăng ký mới bị giảm, dự án vốn góp và vốn điều chỉnh thì tăng.

Như "đùa với lửa": Mỹ có nhắm tới Việt Nam khi áp thuế thép 400% hay không?

Đáng chú ý, Trung Quốc vẫn là nhà đầu tư lớn nhất, xét cả về tổng số vốn đăng ký mới là 1,56 tỷ USD, tăng 450% so với con số 280 triệu USD cùng kỳ 2018 nhưng cũng đồng thời là nhà đầu tư có tổng nguồn vốn góp, mua lại cổ phần rất lớn.

Bình luận về số liệu trên, TS Bùi Ngọc Sơn (Viện kinh tế chính trị thế giới) cho rằng, diễn biến trên không có gì bất ngờ, nhất là trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn đang diễn ra.

Theo ông Sơn, việc các nhà đầu tư Trung Quốc tiếp tục đầu tư mạnh vào Việt Nam được nhìn nhận từ hai khía cạnh, một là đầu tư cấp mới và hai là đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần.

Ở chiều hướng đầu tư cấp mới, việc Trung Quốc đầu tư mạnh vào Việt Nam là cơ hội tốt nhưng cũng phải rất thận trọng.

Khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung đang diễn ra, việc Trung Quốc rời bỏ thị trường Mỹ, tìm tới thị trường Việt Nam để thay thế là tất yếu.

Về nguyên tắc trong kinh doanh, khi dòng vốn tăng mạnh nhưng mang tính thời vụ, không ổn định cũng rất dễ tạo ra những bất ổn, nhất là khi nhà đầu tư rút đi do thay đổi chiến lược hoặc do khủng hoảng kinh tế. Khi đó, nền kinh tế trong nước có thể biến động và gặp khó khăn.

Thỏa thuận đình chiến thương mại Mỹ-Trung: Hoa Kỳ nhượng bộ hay thực dụng

Hơn nữa, trong bối cảnh Mỹ đang thực hiện nhiều chính sách trừng phạt thương mại với Trung Quốc, Việt Nam cũng phải tính tới khả năng, nhà đầu tư này lợi dụng chính sách đầu tư để xuất khẩu hàng hóa đi các nước.

Trong khi đó, hình thức đầu tư theo hình thức góp vốn, mua lại cổ phầncũng đã được cảnh báo từ lâu. Hình thức này không nằm ngoài mục đích muốn thôn tính, thâu tóm các doanh nghiệp trong nước, từ đó từng bước làm chủ các lĩnh vực sản xuất trọng yếu của nền kinh tế, nắm giữ thị trường thương mại, mượn thị trường Việt Nam xuất khẩu hàng hóa đi các nước để hưởng chính sách thuế ưu đãi.

Ông Sơn cho rằng, đầu tư theo hình thức này là trái với những kỳ vọng trong chủ trương thu hút FDI của Chính phủ.

Theo đó, mong muốn của Việt Nam là có thể chào đón các nhà đầu tư nước ngoài mang nguồn vốn vào đầu tư, xây dựng các dự án mới, đầu tư kỹ thuật công nghệ cao, mở rộng quy mô sản xuất nhằm tạo ra hiệu ứng về đầu tư, tăng năng suất, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.

"Với những gì đang thấy, diễn biến lại có vẻ đang đi theo chiều ngược lại. Doanh nghiệp trong nước mất tiền gây dựng, mất công xây dựng thương hiệu nhưng cuối cùng lại để các nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm, nắm giữ thị phần trong nước.

Ví dụ điển hình là câu chuyện của BigC từ chối hàng may mặc Việt Nam hay thương vụ thâu tóm Sabeco" - ông Sơn phân tích.

Kế 'bài binh bố trận' của Sabeco

Theo vị chuyên gia, từ những câu chuyện trên có thể hiểu đơn giản rằng, các nhà đầu tư Trung Quốc đang muốn biến các doanh nghiệp Việt Nam thành nơi sản xuất tạo ra sản phẩm của họ để xuất khẩu đi các nước khác. Như vậy, sản phẩm được tạo ra mang mác sản xuất tại Việt Nam nhưng thực chất lại được tạo ra bằng công nghệ, kỹ thuật và lao động của nước ngoài.

Đáng lo ngại hơn, một khi họ đẩy mạnh sản xuất tại các doanh nghiệp này thì cũng đồng nghĩa với việc tỉ lệ nhập khẩu nguyên vật liệu, máy móc, kỹ thuật từ Trung Quốc ngày càng tăng lên. Như vậy, một mũi tên họ đã đạt được rất nhiều đích. Họ đạt được tất cả các mục tiêu tăng trưởng, sản xuất, xuất khẩu còn phía Việt Nam thì gần như chỉ được hưởng chút lợi từ thu thuế, việc làm nhưng đổi lại có thể phải đối diện với rất nhiều rủi ro.

"Chiến lược thường thấy là đổ tiền thâu tóm rồi sau đó thay đổi mục đích hoạt động, tăng nhập khẩu thiết bị, máy móc lạc hậu, di cư lao động, thậm chí còn nhân danh doanh nghiệp trong nước để vay vốn, huy động vốn đầu tư trong nước. Điều này rất đáng lo ngại", ông Sơn nói.

Mặt khác, Việt Nam có thể sẽ phải chịu những ảnh hưởng thiệt hại nặng nề nếu sản phẩm của doanh nghiệp nước ngoài sản xuất tại Việt Nam xuất đi các nước nhưng không bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng. Việc này sẽ ảnh hưởng tới uy tín, cũng như chính sách thương mại của Việt Nam với các nước.

Giải pháp nào?

Đứng trước bối cảnh này, Việt Nam nên ứng xử thế nào? Tự đặt câu hỏi, TS Bùi Ngọc Sơn tự trả lời.

Về cơ chế chính sách thu hút đầu tư trong nước, theo vị chuyên gia, hiện chúng ta đang còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong nước. Để thay đổi thực trạng trên, phải có sự thay đổi đồng bộ từ cả hai phía là cơ quan quản lý nhà nước và cả phía doanh nghiệp.

Thế giới đầy biến động nhưng Việt Nam vẫn là điểm đầu tư hấp dẫn

Cụ thể, cơ chế quản lý phải thông thoáng, có chính sách khuyến khích, động viên để doanh nghiệp trong nước hào hứng, tự hào muốn gắn bó với ngành sản xuất trong nước.

Song song với đó, phải có chính sách hỗ trợ tích cực, đặc biệt là chính sách thuê đất đai, trụ sở, giảm lãi suất vay ngân hàng, giảm chi phí logictics để doanh nghiệp có sức còn cạnh tranh.

Đặc biệt, phải chấm dứt hiện tượng nhũng nhiễu, tiêu cực, gây khó dễ cho doanh nghiệp, tạo sân chơi bình đăng, công bằng giữa doanh nghiệp tư nhân và nhà nước.

"Tôi từng nghe khách hàng của tôi chia sẻ, doanh nghiệp làm ăn chân chính muốn tồn tại phải cạnh tranh rất khốc liệt. Còn những doanh nghiệp lựa chọn con đường dễ đi hơn thì chỉ đi buôn. Vì thế, không lạ lắm khi chứng kiến có những vụ lùm xùm như Khải Silk, Asanzo hoặc những doanh nghiệp sống khỏe nhờ vào kinh doanh, buôn bán BĐS chứ không dựa vào sản xuất thực sự.

Cơ chế chính sách mới phải giải quyết được tình trạng này", vị chuyên gia nhấn mạnh.

Nghi án hàng Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt: Chuyên gia chỉ rõ 2 sai lầm cốt tử của Asanzo

Về chính sách thu hút FDI, phải có cơ chế buộc nhà đầu tư nước ngoài chứng minh được năng lực, nguồn vốn khi đầu tư vào Việt Nam, tránh tình trạng nhà đầu tư ổ ạt, vào rồi lấy danh để huy động vốn trong nước.

Ngoài ra, buộc nhà đầu tư nước ngoài cam kết, công khai từng thành phần, lĩnh vực tham gia đầu tư, cam kết phải sử dụng bao nhiêu tỉ lệ hàng hóa, sản phẩm, lao động nội địa.

"Không thể có chuyện đầu tư vào lĩnh vực may mặc là mang hết máy móc, nguyên liệu, nhân công, lao động sang rồi tự khoanh thành ốc đảo, doanh nghiệp trong nước không thể tham gia", ông Sơn nói.

Tuy nhiên, đứng về phía doanh nghiệp trong nước, TS Bùi Ngọc Sơn cũng cho rằng doanh nghiệp phải tự thay đổi, nâng cao năng lực, cải thiện mẫu mã sản phẩm. Muốn tham gia được vào chuỗi sản xuất của các nước thì phải tạo ra được sản phẩm đủ sức cạnh tranh với hàng hóa của các nước.

Việt Nam đã đến lúc tỉnh ngộ về FDI?

"Doanh nghiệp Việt cần phải chứng minh được cho BigC thấy, nếu không có sản phẩm may mặc của Việt Nam thì BigC sẽ không thể tồn tại được. Khi nào làm được như vậy thì doanh nghiệp Việt mới có thể đứng vững và cạnh tranh được.

Hiện nay, sản phẩm của Việt Nam còn đơn điệu, mẫu mã kém hấp dẫn, trong khi chất lượng sản phẩm lại không cao, do đó, đòi hỏi doanh nghiệp nước ngoài phải nhập hàng Việt là áp đặt, khó có thể chấp nhận được.

Không thể tồn tại theo kiểu thụ động, lười thay đổi, cứ nhân danh bất cứ điều gì để kêu gọi, ủng hộ, bán hàng được. Những doanh nghiệp làm ăn theo cách thức đó sớm muộn cũng bị đào thải", ông Sơn nói.

Thảo luận