Biển Đông

Liệu tình hình ở Biển Đông có thể thay đổi trong giai đoạn mới của quan hệ Trung-Việt?

Chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân tuần trước đã nhận được những đánh giá cao và phản ứng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, nhà phân tích của Sputnik Piotr Tsvetov viết.
Sputnik

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam đã có cuộc hội đàm với các đối tác Trung Quốc, điều này khá phù hợp với giao thức và mục tiêu của chuyến thăm. Tuy nhiên, sự kiện chính dĩ nhiên là cuộc gặp của bà với Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương ĐCS Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình. Nội dung cuộc gặp  đã vượt ra ngoài giao thức chính thức.

Dường như cả hai bên quyết định sử dụng chuyến thăm của phái đoàn quốc hội Việt Nam để xác định những điểm chính, cơ bản trong quan hệ Việt-Trung. Họ nhấn mạnh cam kết về đường hướng đã chọn trước đây vì sự hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước, khát vọng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mỗi quốc gia, sống trong hòa bình và hữu nghị, làm cho hợp tác kinh tế mang lại lợi ích lẫn nhau. Đay là xuất phát khởi nguồn cho sự quan tâm của cả hai bên đối với sự phát triển quan hệ về đường lối của đảng, nhà nước, quốc hội,  giữa các khu vực cũng như giữa các công dân cá nhân của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Chủ tịch Tập Cận Bình tại cuộc họp đã bày tỏ ý tưởng cần tăng cường kết hợp phát triển chiến lược giữa hai nước, tăng cường hợp tác để nâng quan hệ Trung-Việt lên một tầm cao mới (cơ quan của Ủy ban Trung ương ĐCS Trung Quốc, tạp chí "Hồng kỳ" đưa  những lời của Tổng Bí thư thành tiêu đề bài báo) . Nhà lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy "hợp tác thiết thực giữa hai nước, để xây dựng một mô hình tương tác toàn diện và cùng có lợi". 

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam hội kiến Tổng Bí thư Tập Cận Bình: Thúc đẩy quan hệ qua các chuyến thăm cấp cao

Chủ tịch Tập Cận Bình hứa rằng chính phủ Trung Quốc sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư và doanh nhân hợp tác với Việt Nam để khuyến khích chính quyền địa phương của các tỉnh Trung Quốc phát triển quan hệ với các tỉnh của Việt Nam.

Hai bên không thể bỏ qua vấn đề các đảo trên Biển Đông. Cả hai bên đã tái khẳng định cam kết của họ đối với các biện pháp hòa bình để giải quyết xung đột trong khu vực  này và tôn trọng các điều ước quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc năm 1982 về Luật Biển.

Tại cuộc họp, Chủ tịch Tập Cận Bình trong khi đề cập đến tình hình ở Biển Đông, lưu ý rằng cả hai bên nên hành động phù hợp với lợi ích cơ bản của nhân dân hai nước và đảm bảo hòa bình và ổn định bằng các hành động cụ thể. Trong chuyến thăm, đại diện của Trung Quốc đã xác nhận sự quan tâm của họ trong việc thông qua Bộ quy tắc ứng xử cho các bên ở Biển Đông.

Những lời này có nghĩa là cuộc xung đột ở Biển Đông có thể sớm được giải quyết? Việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ này chỉ có thể xảy ra trong khuôn khổ tình trạng chung của quan hệ Việt Nam - Trung Quốc. Trong chuyến thăm của bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bắc Kinh nhiều lần nhắc lại rằng hai quốc gia được dẫn dắt bởi sự đồng thuận chiến lược đạt được của lãnh đạo hai nước -ông Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng. Rõ rang, các chính khách này hiểu rằng cả hai quốc gia và các dân tộc cần một môi trường ổn định hòa bình để phát triển quốc gia và tăng trưởng phúc lợi của công dân. Đó là lý do tại sao các nhà lãnh đạo cao nhất của hai nước đang làm mọi thứ trong khả năng của mình, như  bà Nguyễn Thị Kim Ngân đã nói- để “kiểm soát hiệu quả những bất đồng”.

 Niềm hy vọng của cả hai bên  nhen nhóm trong quá trình chuyến thăm đang hướng đến việc mở rộng và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện. Đây sẽ là điều đảm bảo cho mối quan hệ không xung đột giữa hai nước.

Thảo luận