Con lãnh đạo “tự dưng” được nâng điểm, còn 2,7 tỷ tiền đi đâu?

Gian lận thi cử gây chấn động nền giáo dục Việt Nam năm 2018. Những vụ việc bị phanh phui ở Sơn La, Hà Giang, Hòa Bình, cán bộ sai phạm đã bị khởi tố bắt giam điều tra, nhưng đến nay, vẫn chưa ai lên tiếng nhận trách nhiệm hay tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: 2,7 tỉ đồng cơ quan điều tra vừa thu được ở đâu ra?
Sputnik

Gian lận thi cử đã rõ, nhưng 2,7 tỷ là tiền vô chủ?

Vừa qua cơ quan điều tra Hà Giang, Sơn La phải trả lại hồ sơ, yêu cầu bổ sung thêm chứng cứ quan trọng trong vụ án gian lận điểm thi THPT quốc gia năm 2018 khi còn nhiều điểm chưa rõ.

Gian lận thi cử tại Hà Giang năm 2018: Tòa trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung

Bà Lê Thu Ba, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội chia sẻ trên báo Đất Việt cho rằng, thật lạ khi phụ huynh chỉ "nhờ xem điểm", thậm chí có người chẳng nhờ, vậy mà 8 bị can lại tự nguyện "nâng điểm" cho 44 thí sinh, để rồi vừa phải vào vòng lao lý, vừa phải nộp lại 2,7 tỉ đồng "tiền do vụ lợi mà có".

Ngày 15/7 vừa qua ở Hà Giang, Tòa cũng trả hồ sơ yêu cầu điều tra lại do không đủ chứng cứ chứng minh có yếu tố đưa và nhận hối lộ, bằng tiền hay lợi ích vật chất khác có giá trị để nhờ nâng điểm, mà chỉ giúp nhau vì “bạn bè, họ hàng, quen biết.

Những thông tin này khiến dư luật nghi ngờ.

Không ai tự nhiên đi nâng điểm cho thí sinh để mất việc làm, mất uy tín, danh dự, để bị vướng vào vòng lao lý chỉ vì “lòng tốt” bao trùm thiên hạ.

"Ở đây nhất thiết phải làm rõ số tiền 2,7 tỷ đồng được nộp lại cho cơ quan chức năng là ở đâu ra? Vì sao nộp lại? Nếu không có đưa - nhận hối lộ thì số tiền 2,7 tỉ đồng được nộp lại cho cơ quan điều tra vì lý do gì? Vì sao cán bộ vi phạm phải nộp lại số tiền này? Ở chiều ngược lại, nếu không có người đưa tiền thì cán bộ vi phạm lấy tiền ở đâu để nộp? Phải có nhận thì mới có đưa. Phải nhận thì mới phải bồi hoàn, khắc phục. Không có ai không làm mà vẫn tự nguyện nộp tiền xin khắc phục cả", bà Ba chỉ thẳng.

Điều tra gian lận thi cử gặp khó?

Theo nguyên lãnh đạo Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, muốn làm rõ việc này không hề khó.

"Tôi lấy ví dụ, trong vụ việc ở Sơn La có 4/8 bị can đã khai nhận cụ thể việc nhận tiền của một số phụ huynh, người trung gian để giúp sửa bài, nâng điểm cho thí sinh; có phụ huynh thì hứa hẹn sẽ đưa tiền sau khi biết kết quả của thí sinh”.

Viện khoa học Hình sự kết luận về các bài thi gian lận ở Sơn La

“Như vậy, đã có người nhận và khai nhận tiền từ trung gian, môi giới, thậm chí nhận từ phụ huynh thì không có lý gì lại không làm rõ được trung gian đó là ai; nhận chuyển tiền từ ai cho ai; chuyển tiền vì mục đích gì? Tiền đi phải có vết, không tự nhiên có tiền từ trên trời rơi xuống được. Kết luận của các cơ quan điều tra buộc dư luận xã hội phải đặt ra câu hỏi, có sự bao che, dung túng, muốn khoanh lại vụ việc ở phạm vi hẹp, không muốn làm đến cùng hay không", bà Lê Thu Ba đặt vấn đề đồng thời yêu cầu được làm rõ.

Từ vụ việc, bà Ba cũng đặt vấn đề có nên mở rộng, yêu cầu chứng minh nguồn gốc thu nhập của những người liên quan hay không? Từ chỗ yêu cầu chứng minh nguồn thu nhập cũng có khả năng giúp quá trình điều tra phát hiện được nhiều vấn đề mới.

"Số tiền 2,7 tỷ đồng được nộp lại không phải quá lớn với một cán bộ, công chức bình thường nếu họ chủ ý tiết kiệm bằng lương để lo cho con. Tuy nhiên, khi hành vi đưa nhận tiền quá dễ dãi, thoải mái thì lại cần phải đặt ra nhiều giả thiết khác", bà Ba nêu quan điểm.

Cùng với quan điểm của bà Lê Thu Ba, nhiều chuyên gia cũng khẳng định phải làm rõ vụ việc tới cùng. Ở đây, ngoài mục đích trả lại sự trong sạch, lành mạnh cho ngành giáo dục mà còn trả lại sự công bằng, trả lại lòng tin cho xã hội, người dân đối với ngành giáo dục.

Đề nghị Bộ Công an, cơ quan điều tra ở cấp cao hơn cần phải vào cuộc

"Lâu nay, những vụ việc tiêu cực xảy ra ở địa phương nếu để cơ quan điều tra địa phương điều tra sẽ rất khó làm rõ vì tâm lý nể nang, bao che, thậm chí còn do ràng buộc về lợi ích. Vì thế, việc để một cơ quan cấp cao hơn vào cuộc là cần thiết", bà Ba nói.

Vào ngày 14 tháng 7 Bộ GD&ĐT sẽ công bố điểm thi THPT quốc gia 2019

Đồng tình với nhận định trên, ông Trần Quốc Thuận - Nguyên Phó Chủ nhiệm thường trực Văn phòng Quốc hội cho rằng, cần điều tra để làm rõ hành vi đưa - nhận tiền dựa trên những chứng cứ thu thập, điều tra được, không phải dựa trên lời khai có đưa hay không đưa của phụ huynh mà kết luận.

"Khi đã xác định được có người nhận, có tiền nộp mà không tìm được người đưa thì khó có thể thuyết phục được người dân, xã hội" - ông Thuận nhấn mạnh.

Vụ gian lận thi cử 2018

Vụ gian lận thi Trung học phổ thông Quốc gia 2018) là vụ sai phạm trong công tác tổ chức, chấm thi ở Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018. Vụ việc liên quan đến hàng loạt bài thi của thí sinh được nâng điểm ở các tỉnh Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình.

Nhiều lãnh đạo ở Sơn La thừa nhận chuyển thông tin nhờ “xem điểm”?

Vụ gian lận này được cho là nghiêm trọng nhất từ xưa đến nay, sau nhiều năm Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức các kỳ thi tuyển sinh và THPT Quốc gia. Theo ý kiến nhiều chuyên gia, ông Phùng Xuân Nhạ, với tư cách là Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo không thể không chịu trách nhiệm về các sai phạm này.

Trong quá trình điều tra, 19 cán bộ ngành giáo dục bị bắt tạm giam. Có tới 347 bài thi của 222 thí sinh bị can thiệp điểm. Hiện một số lượng học sinh gian lận điểm đã bị cho thôi học tại các trường đại hoc, cao đẳng.

Thảo luận