“Chiến tranh tàu chở dầu” trên biển Hormuz

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi cho biết, tàu chở dầu nước ngoài đã được hải quân Iran kéo vào vùng lãnh hải của mình do trục trặc kỹ thuật sau khi nhận được tín hiệu yêu cầu hỗ trợ. Theo nhà ngoại giao, con tàu sẽ ở vùng biển Iran cho đến khi hoàn toàn được sửa chữa.
Sputnik

Trước đó, AP trích dẫn một nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ, cho biết Iran có thể cưỡng chế tàu chở dầu MT Rich của UAE, vốn đã tắt máy phát của mình hơn hai ngày trước tại eo biển Hormuz. Gần đây, bất kỳ sự cố nào diễn ra trong vùng biển Vịnh Ba Tư ngay lập tức trở thành chủ đề thảo luận trên các phương tiện truyền thông phương Tây. Ngay cả khi tính đến thực tế là các chi tiết sự việc chưa được biết đến một cách rõ ràng.

Ali-Reza Akbari, chuyên gia Iran, người sáng lập Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược, cựu thứ trưởng quốc phòng nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik nói Hoa Kỳ đang cố gắng làm nhiễu động an ninh vùng Vịnh Ba Tư bằng những thông tin tương tự: 

Vụ khiêu khích kế tiếp ở eo biển Hormuz

“UAE cho biết, mọi đồn đoán về sự mất tích của tàu chở dầu và liên hệ việc này đến Iran là không đáng tin cậy, và nói thêm không có tàu nào do họ sở hữu phải chịu bất kỳ sự nguy hiểm nào. Cả chủ sở hữu tàu chở dầu, cũng như khách hàng thuê tàu, hay chủ hàng hóa không nhận được bất kỳ thông tin nào về việc mất tích. Vịnh Ba Tư là một trong những khu vực an toàn nhất, mọi luật quốc tế về vận chuyển hiện đang được tôn trọng tại đây. Trước đây, khoảng 50000 tàu thuyền đã đi qua eo biển Hormuz, 15000 trong số đó là tàu biển có mớn nước sâu. Những sự cố tương tự với tàu chở dầu đã không xảy ra trước đây, ngay cả trong cuộc chiến tranh Iran - Iraq vào những năm 1980, ngoại trừ cuộc chiến giữa Mỹ và tàu chở dầu Iraq.

Tôi tin rằng nguồn thông tin từ Mỹ và phương Tây khác đang cố gắng làm suy yếu an ninh vùng Vịnh Ba Tư, bởi vì Hoa Kỳ muốn tạo ra một liên minh về an toàn hàng hải trong khu vực này. Họ cũng muốn điều chuyển tàu khu trục của mình sang Vịnh Ba Tư, mặc dù không có điều gì làm gia tăng căng thẳng trong khu vực, ngoại trừ lợi ích bất hợp pháp mà các quốc gia khác nhau đang theo đuổi”.

Thảo luận