Vì sao chiến xa bọc thép “Puma” thành cái thùng không đáy

Cỗ xe chiến đấu bọc thép của Đức “Puma” đã thành chiếc thùng không đáy vì ngốn quá nhiều tiền, - theo thông báo trên trang web N-TV.
Sputnik

Kinh phí dành cho mục sản xuất chiến xa tại thời điểm này đã vượt quá kế hoạch ban đầu đến 2,9 tỷ euro.

So với ước tính ban đầu của Chính phủ Đức, giá thành chế tạo chiếc xe chiến đấu bộ binh đã tăng gần gấp đôi.

“Để sản xuất 350 chiếc xe bọc thép “Puma” đến mức sẵn sàng chiến đấu, hiện tại đã tiêu tốn 5989 triệu euro”, - Bộ Quốc phòng Đức cho biết sau khi nhận câu hỏi chất vấn của nghị sĩ cánh tả Matthias Hoene. 

Theo dữ liệu của Bộ Quốc phòng, sở dĩ giá thành xe tăng cao là do liên quan đến việc nâng giá thỏa thuận trong hợp đồng, cũng như các yêu cầu bổ sung cho mẫu xe chiến đấu bộ binh. Những đòi hỏi này phát sinh trong bối cảnh hiện thực hóa trường kịch bản khả năng chiến đấu và ứng nghiệm phát triển công nghệ của nước Đức trong 17 năm qua, - kênh truyền hình giải thích. 

Niềm tự hào của Quân đội Đức "bị ướt": Xe bọc thép Puma không chịu được mưa

Chính trị gia của đảng Cánh tả yêu cầu công bố  tổng chi phí cho sản xuất, bổ sung thiết bị, tối ưu hóa hệ thống, cũng như việc sử dụng xe chiếc đấu bộ binh trong thành phần lực lượng phản ứng siêu nhanh của NATO. Như báo chí nhắc nhở, các đơn vị này của Liên minh với tên gọi chính thức là “Very High Readiness Joint Task Force” được thành lập trong bối cảnh cuộc khủng hoảng Ukraina và từ đó trở đi là một trong những thành tố kiềm chế  đe dọa Nga. Đặc tính của các đơn vị này là mức sẵn sàng chiến đấu được nâng cao, - như nhấn mạnh trong bài viết.

Ông Matthias Hoene đã gọi xe chiến đấu bộ binh bọc thép “Puma” là "một trong những sai lầm kế hoạch lớn nhất của Bộ Quốc phòng", có thể đóng vai trò là “điển hình nổi bật về nguồn cung bất tận vô hiệu quả của nước Đức”.

Thảo luận