"Các bước đi chống Iran đã dẫn đến sự leo thang căng thẳng ở khu vực Vịnh Ba Tư. Sự phát triển các sự kiện đã tiếp cận nguy hiểm đến nguy cơ một cuộc đụng độ quân sự quy mô lớn. Không thể để điều này xảy ra", ông Lavrov phát biểu tại một cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng Ngoại giao các nước BRICS ở Rio de Janeiro.
Tình hình ở Vịnh Ba Tư và khu vực lân cận đã xấu đi rõ rệt trong những tháng gần đây. Vào giữa tháng 6, tại Vịnh Ô-man cạnh đó, hai tàu chở dầu Front Altair và Kokuka đã bị tấn công. Theo một số thông tin, mìn từ tính đã được cố định và nổ tung trên tàu chở dầu, gây ra vụ nổ và hỏa hoạn trên tàu. Không có xác nhận chính thức về điều này. Iran phủ nhận mọi liên quan đến vụ việc.
Sau đó, một sự cố khác đã xảy ra: quân đội Iran đã bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ khi xâm phạm không phận Iran. Đồng thời Bộ Tư lệnh Trung ương Hoa Kỳ (CENTCOM) tuyên bố rằng máy bay không người lái của Hải quân Hoa Kỳ đã bị bắn hạ trên trên không phận quốc tế ở eo biển Hormuz. Trong tháng 7, tàu Hải quân Hoa Kỳ tuyên bố đã bắn hạ một máy bay không người lái của Iran trên eo biển Hormuz. Iran phủ nhận việc bị mất máy bay.
Vào tối ngày 19 tháng 7, Hải quân Vệ binh Cách mạng Hồi giáo (thuộс lực lượng vũ trang Iran) đã bắt giữ tàu chở dầu Stena Impero của Anh tại eo biển Hormuz ở vùng lãnh hải Iran và sau đó áp giảiđến cảng Bandar Abbas. Thủy thủ đoàn tàu chở dầu, bao gồm 23 người, trong đó có ba người Nga, vẫn ở trên tàu, nhưng chủ tàu không thể liên lạc với họ. Chính quyền Iran cho biết các thủy thủ vẫn khỏe mạnh và tàu chở dầu được neo đậu tại cảng.
Sự cố Stena Impero là phản ứng thực tế của chính quyền Iran đối với việc bắt giữ tàu chở dầu Iran do chính quyền Gibraltar thuộc Anh thực hiện vào ngày 4 tháng 7. Tàu Grace 1 bị nghi ngờ vi phạm lệnh trừng phạt của EU đối với Syria. Trong quá trình điều tra vụ án, cảnh sát đã bắt giữ thuyền trưởng, một trợ lý cao cấp và hai thuyền viên khác. Tòa án đã gia hạn tạm giam cho đến ngày 15 tháng 8.