Trung Quốc sẽ cảm nhận được hậu quả của liên minh tạo eo biển Hormuz

Trung Quốc có thể trở thành một trong những quốc gia đầu tiên cảm nhận được kết quả của việc Hoa Kỳ “đưa ra trật tự” trên eo biển Hormuz. Đây là ý kiến nhà khoa học chính trị, phó giám đốc Viện phát triển tư tưởng hiện đại Igor Shatrov trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.
Sputnik

Ông bình luận về sáng kiến ​​của Mỹ về việc tạo ra một liên minh để đảm bảo tự do hàng hải ở eo biển Hormuz.

Lý do để lập ra trật tự vì lợi ích của Hoa Kỳ

Tình hình xung quanh Iran có thể được sử dụng như một cái cớ để khôi phục lại "trật tự" phục vụ cho lợi ích của Mỹ trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, ông Igor Shatrov nhận định. Nếu hạm đội Mỹ xuất hiện ở eo biển Hormuz thì khi đó một liên minh dưới sự chỉ huy của Hoa Kỳ sẽ được thành lập, và tất nhiên liên minh này sẽ kiểm soát tình hình theo một cách rất riêng, và rõ ràng sẽ theo dõi việc đi lại của tàu bè, tàu chở dầu, việc này phục vụ cả cho lợi ích của các tập đoàn tập đoàn xuyên quốc gia Mỹ, vị chuyên gia tin tưởng.

Tại sao cần đến một liên minh để bảo vệ eo biển Hormuz

“Hoa Kỳ đang cố gắng chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trên thị trường dầu mỏ toàn cầu, đồng thời cạnh tranh với Ả Rập Saudi và Nga, nỗ lực gây ảnh hưởng đến thị trường năng lượng thế giới bằng nguồn lực riêng, dự trữ riêng chứ không chỉ bằng sức mạnh quân sự. Khi các sức mạnh quân sự và chính trị Hoa Kỳ hợp nhất làm một, và điều này có thể xảy ra ở eo biển Hormuz, chúng ta có thể thấy những thay đổi nghiêm trọng trên thị trường dầu mỏ. Trung Quốc cũng có thể tự cảm nhận được điều này. Trong trường hợp này, Trung Quốc có thể là một trong những quốc gia đầu tiên cảm nhận được “tính hiệu quả” của các sáng kiến ​​mà người Mỹ đưa ra. Người Mỹ sẽ chỉ thắt chặt thêm chiến lược kiềm chế Trung Quốc, trong khi đó an ninh năng lượng của Trung Quốc phụ thuộc phần lớn vào việc đi lại tự do của các tàu chở dầu được nhập khẩu vào Trung Quốc".

Hoa Kỳ và Trung Quốc ở eo biển Hormuz

“Hoa Kỳ đang tạo ra một tình huống sẽ có lợi cho họ khi cần thiết. Trong trường hợp này, vì Trung Quốc nhập khẩu năng lượng qua eo biển Hormuz, Hoa Kỳ chắc chắn sẽ không sẵn sàng hộ tống tàu vì lợi ích của Trung Quốc”.

Đây là quan điểm của Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Năng lượng Quốc tế tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, ông Huan Xiaoyong mà ông chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Sputnik.

“Logic của cách thực thi chính sách này cũng đúng trong các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, không có lý do gì để Hoa Kỳ đối đầu trực tiếp với Trung Quốc hoặc can thiệp vào việc vận chuyển tài nguyên năng lượng”, chuyên gia Trung Quốc cho biết.

“Cuộc chiến tàu chở dầu” ở eo biển Hormuz dẫn đến điều gì?

Bình luận về khả năng tạo ra một liên minh ở eo biển Hormuz, chuyên gia Trung Quốc, lưu ý:

“Tôi tin rằng việc thành lập một liên minh không nên gây ra quá nhiều hỗn loạn xét từ góc độ an ninh và trật tự đi lại của tàu bè. Ý tưởng tạo ra một liên minh một mặt nhằm đảm bảo việc đi lại an toàn của các tàu vận tải qua eo biển, mặt khác cũng có thể tồn tại những động cơ khác. Cá nhân tôi tin rằng vì Trung Quốc là thành viên quan trọng nhất của vận tải biển ở eo biển Hormuz, nên việc Trung Quốc gia nhập liên minh là chuyện bình thường”.

Liên minh cầm chắc thất bại?

Về phần mình, chuyên gia người Mỹ, thành viên của Viện Nghiên cứu Thế giới, Viện Luật và Khoa học Chính trị thuộc Đại học Tehran Fuad Izadi cho rằng ý tưởng tạo ra một liên minh sẽ bị thất bại:

“Chuyện người Mỹ muốn tạo ra một liên minh chống lại Iran không phải là điều gì mới mẻ. Họ đã ấp ủ điều này nhiều năm nay. Và việc họ liên tục thất bại trong việc xây dựng liên minh đã thành thường lệ. Ví dụ người Mỹ muốn tạo ra một NATO Ả Rập, nhưng thất bại. Hoặc người Mỹ muốn tạo ra một liên minh chống lại Iran, bao gồm Ai Cập, Jordan và Pakistan, nhưng không một quốc gia nào trong số này muốn điều đó. Và lần này chúng ta sẽ không thấy bất kỳ liên minh nào, vì hầu như tất cả các quốc gia nhận ra rằng chính sách đối ngoại của Donald Trump đã thất bại”.

Bộ Ngoại giao Nga bình luận về ý tưởng tạo lập liên minh ở eo biển Hormuz

Trong một cuộc phỏng vấn với Sputnik, giáo sư khoa Khoa học Chính trị Đại học Kinh tế Nga mang tên Plekhanov, ông Alexander Perendzhiev đã đưa ra các lập luận khác để chỉ ra sự thất bại của sáng kiến mà Mỹ đưa ra. Vị chuyên gia tin chắc rằng các tuyên bố của Mỹ là cách tác động đối với Iran về mặt tâm lý và cảm xúc. Ngoài ra, Hoa Kỳ đang nghiên cứu lập trường của các đồng minh, xem họ có sẵn sàng chỉnh tề đội ngũ theo lệnh hay không. Người Mỹ rất cần biết điều này. Những tuyên bố và nỗ lực “tuần tra” trước đây đã từng có, và đây không phải điều gì mới mẻ. Trên thực tế, sẽ chẳng có đội quân hẳn hoi nào xuất hiện ở eo biển Hormuz. Xuất khẩu dầu liên quan đến lợi ích của các tập đoàn lớn, họ kiểm soát nền kinh tế toàn cầu. Các tập đoàn này chỉ muốn có sự ổn định, chứ không muốn leo thang tình hình, nhà khoa học chính trị Nga lưu ý.

Thảo luận