Tại sao cần đến một liên minh để bảo vệ eo biển Hormuz

© AFP 2023 / Henghameh FahimiTàu chở dầu của Iran ở Eo biển Hormuz
Tàu chở dầu của Iran ở Eo biển Hormuz - Sputnik Việt Nam
Đăng ký
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tin rằng các quốc gia từ các khu vực khác nhau sẽ gia nhập liên minh do Washington tạo ra để đảm bảo quyền tự do hàng hải ở eo biển Hormuz.

Nhà ngoại giao đã không che giấu sự thật tự do hàng hải chỉ là một dấu hiệu quảng cáo, và động lực thực sự của Washington là gây áp lực quân sự lên Iran và kiềm chế tham vọng khu vực của nước này.

Tại sao đưa ra tuyên bố về liên minh

Alexander Perendzhiev, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học tổng hợp Kinh tế Nga mang tên của G.V. Plekhanov, nói với Sputnik:

“Tất nhiên, tuyên bố này là một phương pháp tác động tâm lý đến Iran. Ngoài ra, Hoa Kỳ đang nghiên cứu quan điểm của các đồng minh, có sẵn sàng tham gia xây dựng một đội quân hay không. Người Mỹ phải biết về về vấn đề quan trọng này. Những tuyên bố và nỗ lực tuần tra đã thực hiện trước đây, không phải là tin mới. Trên thực tế, tôi nghĩ rằng, sẽ không có lực lượng nào đáng kể ngoài khơi Iran. Xuất khẩu dầu mỏ liên quan đến các tập đoàn lớn, đang kiểm soát nền kinh tế toàn cầu. Họ muốn sự ổn định, không cần đến leo thang căng thẳng”.

Các chuyên gia chỉ ra việc người Mỹ cần đến một liên minh vì hai lý do. Đầu tiên là phá vỡ các chuẩn mực quốc tế vì lợi ích Hoa Kỳ. Thứ hai là để tiết kiệm tài nguyên của chính họ bằng cách chuyển gánh nặng tài chính cho người khác.

Ai sẽ tham gia vào đó ?

“Theo các tuyên bố gần đây, có thể thấy rõ các đồng minh thân cận và mạnh nhất của Hoa Kỳ - Anh, Pháp và Italia- sẽ không gia nhập vào liên minh này. Vương quốc Anh sẽ tạo ra đội quân châu Âu, không phải là một phần trong liên minh của Mỹ”, nhà phân tích chính trị Imad Abdel Hadi từ Hoa Kỳ nói với Sputnik.

Tàu chở dầu Stena Impero  - Sputnik Việt Nam
“Cuộc chiến tàu chở dầu” ở eo biển Hormuz dẫn đến điều gì?

Liên minh sẽ bao gồm các quốc gia vùng Vịnh Ba Tư. Qatar - nước có quan hệ chặt chẽ với Iran, sẽ không tham gia. Ông Pompeo nói có thể tham gia vào liên minh từ xa: chỉ bằng tiền bạc và vật tư. Sẽ cố thu hút Trung Quốc và Ấn Độ, những nước tiêu thụ dầu mỏ xuất khẩu qua eo biển Hormuz. Hoa Kỳ không thể đủ khả năng để tuần tra một mình, ông Imad Abdel Hadi nói. 

Chuyên gia Ahmed Mahdi từ Iran tin rằng liên minh này sẽ không mang lại điều gì.

“Thu hút các lực lượng quân sự từ Nhật Bản, Úc, các nước châu Âu, rất tốn kém cho các thành viên liên minh tiềm năng. Chi phí và kết quả là hoàn toàn không tương xứng. Không chắc họ sẽ đồng ý. Nhìn chung việc bảo vệ khu vực phải do các quốc gia trong vùng đảm nhiệm, chứ không phải vị khách từ bên kia đại dươn”, chuyên gia Iran nói.

Câu trả lời của Iran

Iran sẽ thực hiện các biện pháp cứng rắn và không cho phép người Mỹ quản lý eo biển này”, ông Alexander Pendzhiev, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Tổng hợp Kinh tế Nga, mang tên G.V. Plekhanov nói.

Chuyên gia Iran Ahmed Mahdi đồng ý với điều này.

“Iran sẽ bảo vệ lợi ích của mình bằng cách thu hút các đồng minh khu vực và thế giới. Việc Nga không được mời tham gia cho thấy tuyên bố về việc thành lập liên minh chỉ để làm khuấy động bầu không khí. Người Mỹ không tìm kiếm an ninh, họ cần gây áp lực lên Iran”, ông Ahmed Mahdi nói.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала